PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 10746 thuật ngữ
Xét đoán chuyên môn (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp về các lĩnh vực như: Tài chính, kế toán, kiểm toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán… và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, giúp kiểm toán viên nhà nước đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán.

Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện việc trang bị, cấp phát vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đơn vị thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ.

Thông tin tín dụng (của Ngân hàng Nhà nước)

Là tập hợp các dữ liệu liên quan khoản cấp tín dụng của khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, khoản nợ của khách hàng vay do tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng quản lý.

Khách hàng vay (trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước)

Là tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân được tổ chức tín dụng cấp tín dụng hoặc có nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng.

Người có liên quan của khách hàng vay (trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước)

Là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng vay của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia (trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước)

Là tập hợp các thông tin tín dụng, sản phẩm thông tin tín dụng được thu thập, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng trên hệ thống thông tin của CIC.

Tổ chức tự nguyện (trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước)

Là tổ chức có hợp đồng trao đổi thông tin với CIC trên nguyên tắc tự nguyện cam kết cung cấp thông tin tín dụng và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, bao gồm:

- Quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô;

- Doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản;

- Tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay, bảo hiểm bảo lãnh, cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm thông tin tín dụng (trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước)

Là báo cáo tín dụng, báo cáo chấm điểm, xếp hạng tín dụng hoặc các sản phẩm khác do CIC tạo lập trên cơ sở thông tin thu thập được theo quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2023/TT-NHNN.

Tòa án nhân dân

Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Phạm vi kiểm toán (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là giới hạn về không gian, thời gian và quy mô của cuộc kiểm toán liên quan đến đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là một hướng cụ thể hóa mục tiêu này.

Hành vi không tuân thủ (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là các hành vi bỏ sót hay vi phạm, cố ý hay vô ý được thực hiện bởi đơn vị hoặc lãnh đạo đơn vị, các cá nhân làm việc cho đơn vị hoặc dưới sự chỉ đạo của đơn vị, trái với pháp luật và các quy định hiện hành. Hành vi không tuân thủ không bao gồm các vấn đề mang tính cá nhân không liên quan đến hoạt động của đơn vị.

Đảm bảo hợp lý (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao nhưng không phải tuyệt đối.

Đối tượng chịu trách nhiệm (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là các đơn vị được kiểm toán; các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đơn vị được kiểm toán, chịu trách nhiệm quản lý đơn vị được kiểm toán hay chịu trách nhiệm thực thi các kiến nghị kiểm toán liên quan. Trách nhiệm của các đối tượng này thực hiện theo pháp luật và các quy định.

Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức được thiết lập và triển khai thực hiện trong các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và quy định tại Thông tư 06/2020/TT-NHNN nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động của đơn vị được an toàn, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.

Hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Là việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính, thông tin quản lý và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm hoặc đưa ra ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp đơn vị hoạt động an toàn, đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro

Là phương pháp kiểm soát, kiểm toán xuất phát từ việc xác định, đánh giá khả năng, mức độ rủi ro đối với từng hoạt động, nghiệp vụ, quy trình hoặc trong hoạt động của đơn vị để áp dụng hoặc triển khai các biện pháp kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ một cách hợp lý và hiệu quả.

Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Là phòng hoặc bộ phận được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

công chức, viên chức được phân công, giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.12.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!