Yêu cầu chung phải đảm bảo được xây dựng nghĩa trang đô thị ở vị trí địa điểm như thế nào? Quy hoạch tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị cần tuân theo các nguyên tắc gì?
Yêu cầu chung phải đảm bảo được xây dựng nghĩa trang đô thị ở vị trí địa điểm như thế nào?
Đầu tiên về khái niệm nghĩa trang đô thị được quy định tại Mục 3.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
Nghĩa trang đô thị:
Là nơi an táng thi hài, hài cốt được sử dụng cho mọi đối tượng dân cư sinh sống tại đô thị và khu vực lân cận khi có nhu cầu và được chính quyền địa phương đồng ý.
Bên cạnh đó, tại Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế quy định về việc lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị như sau:
Yêu cầu 1: Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị
Nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn một lần tuyệt đối không được đặt trong nội thị. Đối với nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát táng có thể được đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành cho chôn cất không vượt quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích nghĩa trang.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị. Địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng lâu dài.
Diện tích khu đất phải bảo đảm được theo qui mô dự báo về mộ phần trong thời gian tối thiểu 50 năm.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách đến các khu lân cận theo qui định tại bảng 3.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn… Không bố trí nghĩa trang tại khu vực thiên tai, úng ngập, sạt lở. Riêng nghĩa trang hung táng cần ở nơi trũng, có độ ẩm cao.
Yêu cầu chung phải đảm bảo được xây dựng nghĩa trang đô thị ở vị trí địa điểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy hoạch tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
Theo Mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định về nguyên tắc chung trong quy hoạch tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị như sau:
Yêu cầu 2: Nguyên tắc chung quy hoạch tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị
5.2.1. Các nguyên tắc chung
- Phương vị của trục cảnh quan chủ đạo phải phù hợp với vị thế địa hình khu vực.
- Tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị phải phân các khu chức năng rõ trong sơ đồ cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch.
- Phải khoanh vùng cụ thể cho từng khu vực chôn cất theo các hình thức táng khác nhau.
- Đáp ứng tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt và yêu cầu phát triển mở rộng trong tương lai.
- Các công trình kiến trúc, cây xanh cảnh quan tâm linh cần được xây dựng tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc.
5.2.2. Nguyên tắc tổ chức không gian tổng mặt bằng
- Tổ chức không gian: Hướng chính nghĩa trang nên quay về hướng nam; hướng đông; hướng đông nam, về hướng thoáng và thấp. Bố cục chiều cao không gian cần sao cho phía sau cao hơn phía trước. Nên bố cục không gian đối xứng.
- Các khu chức năng trong một nghĩa trang
+ Khu vực táng:
. Khu hung táng (các mộ phần)
. Khu chôn 1 lần (các mộ phần)
. Khu hậu hỏa táng (bao gồm địa hỏa táng và nhà lưu tro). Dành cho các nghĩa trang có đài hóa thân hoàn vũ (nhà thiêu xác).
+ Khu vực dịch vụ: các công trình dịch vụ phục vụ tang lễ, thăm viếng tảo mộ; như: nhà tang lễ, nhà chờ; y tế; vệ sinh; giải khát.
+ Khu tâm linh: bàn thờ thổ địa; các vườn tâm linh; quảng trường hành lễ trước ban thổ địa; các điểm tâm linh của từng mộ phần; cụm mộ phần (bia mộ, bàn hương, …).
+ Cây xanh, mặt nước: các mảng cây xanh chung; các mảng cây xanh, vườn hoa của các khu nghĩa trang thành phần, cụm mộ, mộ phần; các dải cây xanh cách ly, liên hoàn với cây xanh vùng đệm.
+ Khu vực quản lý: Nhà quản trang; nhà dịch vụ xây mộ; trồng hoa, trồng cây xanh; nhà trực.
+ Các khu kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật: khu xử lý kỹ thuật cải táng; hỏa táng, lưu táng. Các công trình hạ tầng như bãi đỗ xe; trạm biến áp. Trạm xử lý nước thải… và các tuyến giao thông, đường dây, đường ống kỹ thuật.
Theo đó, về nguyên tắc chung trong quy hoạch tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị phải phân các khu chức năng rõ trong sơ đồ cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch, các công trình kiến trúc, cây xanh cảnh quan tâm linh cần được xây dựng tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc,...
Ngoài ra còn đảm bảo nguyên tắc tổ chức không gian tổng mặt bằng như tổ chức không gian, các khu chức năng trong một nghĩa trang bao gồm khu vực táng, khu vực dịch vụ, khu tâm linh, khu vực quản lý và các khu kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật.
Quy định về danh mục hạng mục công trình cơ bản khác thuộc nghĩa trang đô thị ra sao?
Theo Mục 6.2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định thì:
* Tùy điều kiện kinh phí và phong tục tập quán mà chủ đầu tư có thể chọn lựa xây dựng một số (hoặc tất cả) các hạng mục công trình dưới đây.
- Cổng nghĩa trang: Cao tối thiểu 4,2 m; Rộng tối thiểu 6 m.
- Hàng rào xung quanh chu vi nghĩa trang (cây xanh cách ly hoặc vùng đệm có thể nằm trong hàng rào) và các bảng chỉ dẫn giao thông, vị trí bia mộ.
- Đài tưởng niệm - Quảng trường.
- Nhà tang lễ.
- Nhà tưởng niệm; khu tâm linh gồm 3 vườn: Thiên đàn; Nhân đàn; Địa đàn.
- Các tượng đài - kiến trúc nhỏ mang ý nghĩa về tín ngưỡng.
- Đài hóa thân hoàn vũ (nhà thiêu xác).
- Các công trình phụ trợ dịch vụ: Nhà quản trang, phòng thường trực y tế, kho dụng cụ đào huyệt, đắp mộ…; nhà ở nhân viên cán bộ ban và CBCNV đội xây dựng bia mộ; dịch vụ giải khát; nhà WC.
- Các công trình kỹ thuật: Nơi rửa hài cốt (sau hung táng, trước khi cát táng); nơi phân tích tử thi; khu xử lý chất thải rắn (vòng hoa, quan tài sau khi táng…); trạm xử lý nước thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.