Xyanua là gì mà có thể đầu độc người? Có phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng vi phạm pháp luật? Đầu độc người khác bằng Xyanua có thể nhận mức phạt cao nhất là tử hình?

Xyanua là gì mà có thể đầu độc người? Có phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng vi phạm pháp luật hay không? Triệu chứng lâm sàng và cách cấp cứu khi trúng phải chất độc Xyanua là gì? Đầu độc người khác bằng Xyanua có thể nhận mức phạt cao nhất là tử hình?

Xyanua là gì mà có thể đầu độc người? Có phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng vi phạm pháp luật?

Xyanua là gì mà có thể đầu độc người? Xyanua một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon C liên kết với một nguyên tử nito N.

Căn cứ tại Mở đầu của Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT quy định như sau:

Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng. Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế.

Theo đó, Xyanua là một chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, Xyanua được sử dụng phổ biến trong sản xuất.

Lưu ý: khi sử dụng cần có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khỏe con người.

Xyanua là gì? Có phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng vi phạm pháp luật?

Xyanua là gì? Có phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Triệu chứng lâm sàng và cách cấp cứu khi trúng phải chất độc Xyanua?

Căn cứ tại Chương I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT nêu rõ về triệu chứng lâm sàng khi trúng phải độc Xyanua như sau:

- Ngộ độc cấp: Xảy ra khi hít phải hay uống phải liều cao HCN. Ngộ độc xảy ra rất nhanh chóng, các trung tâm hành tuỷ bị tê liệt, người bị nạn bất tỉnh, co giật và các cơ bị cứng. Sự hô hấp bị ngắt quãng và dừng lại, tim đập rất nhanh và không đều, nạn nhân chết sau 1 - 2 phút.

- Ngộ độc bán cấp: Các hiện tượng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, các niêm mạc hô hấp bị kích thích. Nạn nhân sợ hãi, lo lắng nhưng vẫn còn sáng suốt, sau đó xuất hiện rối loạn thần kinh, co giật, dãn đồng tử, cứng hàm, hiện tượng ngạt bắt đầu, nạn nhân chết sau 20 phút. Nếu cấp cứu kịp thời, nạn nhân không chết nhưng tổn thương tim, tê liệt bộ phận.

- Ngộ độc thường diễn: Xảy ra đối với những người làm việc thường xuyên ở nơi có khí HCN bốc lên. Các hiện tượng rõ rệt là đau đầu, chóng mặt, nôn và mệt nhọc.

Cách cấp cứu, điều trị:

- Nếu bị ngộ độc bằng đường hô hấp: đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, người làm cấp cứu phải đeo mặt nạ đề phòng. Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, cho thở ô xy hoặc cacbongen để loại nhanh chất độc qua đường phổi. Tiêm các thuốc trợ tim như Caphein campho, niketamit. Nếu đã truỵ tim, tiêm thẳng vào tim ubain.

Đồng thời với việc làm các cấp cứu, vãn hơi, hô hấp tế bào cần tiến hành:

+ Tiêm tĩnh mạch glutation liều 0,01

+ Tiêm các chất tạo nên methemoglobin.

Cũng có thể điều trị bằng các chất tạo nên methemoglobin khác:

+ Tiêm tĩnh mạch 5-10ml dung dịch 2-3% natrinitrit sau đó tiêm tiếp vài lần nữa (liều không quá 1-1,5g)

+ Tiêm tĩnh mạch 50ml dung dịch xanh metylen.

Ngoài ra có thể dùng các thuốc chuyển HCN thành chất không độc như tiêm natri tiosunphat (20ml dung dịch 25% vào tĩnh mạch) có thể tới 200ml.

- Nếu ngộ độc qua đường tiêu hoá thì dùng với apomocphin để gây nôn. Rửa dạ dày với dung dịch 2% KMnO4, hoặc với pehyrol và cấp cứu như đã nêu trên.

Đầu độc người khác bằng cách sử dụng Xyanua có thể nhận mức phạt cao nhất là tử hình?

Như đã phân tích trên, do Xyanua là một chất cực độc nên hành vi đầu độc người khác bằng cách sử dụng xyanua có thể phạm tội giết người.

Căn cứ tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:

Khung 1: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Giết 02 người trở lên;

- Giết người dưới 16 tuổi;

- Giết phụ nữ mà biết là có thai;

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

- Thuê giết người hoặc giết người thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Có tổ chức;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Vì động cơ đê hèn.

Khung 2: Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại Khung 1, thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Đối với người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 - 05 năm.

Như vậy, đối với hành vi đầu độc người khác bằng cách sử dụng Xyanua, người phạm tội có thể nhận mức hình phạt cao nhất là tử hình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

266 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào