Xuất nhập khẩu sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát thì có phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi làm thủ tục hải quan không?
- Chất được kiểm soát có bao gồm các chất gây hiệu ứng nhà kính hay không?
- Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát theo quy định pháp luật bao gồm những chất nào?
- Xuất nhập khẩu sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát thì có phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi làm thủ tục hải quan không?
- Các chất được kiểm soát sau khi được thu gom nhưng không thể tái chế thì phải được xử lý thế nào?
Chất được kiểm soát có bao gồm các chất gây hiệu ứng nhà kính hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP định nghĩa về chất được kiểm soát như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất được kiểm soát) là các chất, hợp chất được quy định tại các Phụ lục A, B, C, E và F của Nghị định thư Montreal.
...
Như vậy, theo quy định, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn thì được xem là chất được kiểm soát.
Xuất nhập khẩu sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát thì có phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi làm thủ tục hải quan không? (Hình từ Internet)
Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát theo quy định pháp luật bao gồm những chất nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
Danh mục các chất được kiểm soát
1. Danh mục các chất được kiểm soát cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ theo điểm d khoản 5 Điều 22 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP được quy định tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.2 kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.3 kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục các sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.4 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát được quy định tại Phụ lục III.3 kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT.
Xem đầy đủ Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát tại đây: Tải về
Xuất nhập khẩu sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát thì có phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
Hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát
1. Tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất được kiểm soát tuân thủ biện pháp quản lý như sau:
a) Đăng ký sử dụng chất được kiểm soát;
b) Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu;
c) Hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu.
Chi tiết về biện pháp quản lý và thời hạn áp dụng đối với từng chất được kiểm soát quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan.
3. Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát có cùng mã HS phải ghi rõ thông tin từng chất khi thực hiện thủ tục hải quan.
Như vậy, trường hợp tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát thì cần phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Các chất được kiểm soát sau khi được thu gom nhưng không thể tái chế thì phải được xử lý thế nào?
Theo Điều 18 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
Xử lý các chất được kiểm soát
1. Các chất được kiểm soát sau khi được thu gom không thể tái chế, tái sử dụng thì phải được xử lý và không để phát tán ra môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân xử lý các chất được kiểm soát thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Như vậy, các chất được kiểm soát sau khi được thu gom nhưng không thể tái chế thì phải được xử lý và không để phát tán ra môi trường.
Theo đó, tổ chức, cá nhân xử lý các chất được kiểm soát thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
- Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.
- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.
- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng.
- Có giấy phép môi trường.
- Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
- Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp.
- Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động.
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.