Xử phạt đối với hành vi không đăng ký giao dịch chứng khoán đối với doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định như thế nào?

Theo pháp luật về cổ phần hóa hiện nay còn quy định các doanh nghiệp cổ phần hóa có nghĩa vụ đăng ký giao dịch trong vòng 01 năm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg không? Nếu công ty mình không đăng ký giao dịch thì có bị xử phạt không?

Doanh nghiệp cổ phần hóa có thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký giao dịch không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 133 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định đối tượng đăng ký giao dịch như sau:

"1. Đối tượng đăng ký giao dịch
a) Công ty đại chúng không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;
b) Công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ niêm yết tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng;
c) Doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần."

Theo đó, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Doanh nghiệp cổ phần hóa

Doanh nghiệp cổ phần hóa

Thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 133 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch:

"2. Thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch
a) Công ty đại chúng phải hoàn tất việc đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 34 Luật Chứng khoán;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết;
c) Thời hạn đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán."

Theo đó, thời hạn đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp anh có đề cập đến quy định các doanh nghiệp cổ phần hóa có nghĩa vụ đăng ký giao dịch trong vòng 01 năm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg thì hiện nay Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg đã hết hiệu lực.

Xử phạt đối với hành vi không đăng ký giao dịch chứng khoán đối với doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 18 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định:

"Điều 18. Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán
3. Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng;
e) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;"

Theo đó, hành vi không đăng ký giao dịch hoặc đăng ký giao dịch không đúng thời hạn tùy vào việc quá thời hạn bao lâu sẽ có mức xử phạt tương ứng theo quy định nêu trên. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,867 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào