Xử phạt chủ phương tiện điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa ra sao? Các mức phạt cụ thể cho hành vi này?
- Xử phạt chủ phương tiện điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa
- Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
- Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa
- Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
Xử phạt chủ phương tiện điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, (Thay cụm từ “300.000 đồng đến 400.000 đồng” bằng cụm từ “800.000 đồng đến 1.000.000 đồng” cụm từ này bị thay thế bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
"2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;”
Như vậy, trước hết theo quy định thì mức phạt đối với chủ phương tiện điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Giấy đăng ký xe
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Căn cứ điểm h khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
Như vậy, đối với trường hợp có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa mà đem xe tham gia giao thông trên đường nếu bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa
Căn cứ điểm d khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm q khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
14. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định này.”
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i, điểm m khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm h khoản 9; điểm a, điểm e khoản 10 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, đối với hành vi điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa quy định ở trên thì ngoài hình thức phạt tiền còn hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 30 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
"3. Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì xử phạt như sau:
a) Các hành vi vi phạm quy định về biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời quy định tại Điều 16 (điểm a, điểm b khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7), Điều 17 (khoản 2; điểm a khoản 3), Điều 19 (điểm a khoản 1; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (khoản 4a; điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm e, điểm g khoản 8; điểm i khoản 9; điểm b khoản 10), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;”
Như vậy, trên đây là nội dung tư vấn gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.