Xóa tên đảng viên có phải hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên không? Tổ chức đảng có quyền xem xét kỷ luật đối với đảng viên đã bị xóa tên không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Xóa tên đảng viên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên không? Đảng viên không đóng đảng phí trong bao lâu thì bị xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên? Đảng viên sai phạm nghiêm trọng tới mức phải khai trừ thì có được áp dụng biện pháp xóa tên hay không? Câu hỏi của anh H (Gia Lai).

Xóa tên đảng viên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên hay không?

Căn cứ Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 có quy định hình thức kỷ luật của Đảng như sau:

Hình thức kỷ luật đảng viên
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Theo đó, hiện nay những hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên gồm:

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Khai trừ

Do đó, xóa tên đảng viên không được xem là một hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên theo quy định nêu trên.

Xóa tên đảng viên có phải hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên không? Tổ chức đảng có quyền xem xét kỷ luật đối với đảng viên đã bị xóa tên không?

Xóa tên đảng viên có phải hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên không? Tổ chức đảng có quyền xem xét kỷ luật đối với đảng viên đã bị xóa tên không? (Hình từ Internet)

Đảng viên không đóng đảng phí trong bao lâu thì bị xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên?

Theo Điều 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định về xóa tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên như sau:

Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên như sau:
8.1. Xoá tên đảng viên.
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
8.2. Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên.
8.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
8.2.2. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
8.2.3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
8.2.4. Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đảng viên không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thuộc trường hợp bị xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên.

Đảng viên sai phạm nghiêm trọng tới mức phải khai trừ thì có được áp dụng biện pháp xóa tên hay không?

Căn cứ vào Điều 9 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về nguyên tắc thi hành kỷ luật đối với Đảng viên như sau:

Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng
....
7. Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
8. Tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm; nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.
9. Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xoá tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.
10. Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên.
11. Khi kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng.
12. Đảng viên bị kỷ luật oan, sai phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

Theo đó trong trường hợp đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì sẽ phải kỷ luật khai trừ.

Không được áp dụng biện pháp xoá tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
5,121 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào