Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú: Nhà giáo nữ có được ưu tiên? Thời gian nộp hồ sơ được quy định thế nào?
Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú: Nhà giáo nữ có được ưu tiên?
Hiện nay đã có Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 về triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 - năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đồng thời việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú đang thực hiện theo quy định tại Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì không có nêu về điều kiện ưu tiên xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú đến bất kì đối tượng nào.
Tuy nhiên tại Mục I Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 và Điều 3 Nghị định 27/2015/NĐ-CP có quy định về các đối tượng được chú trọng trong việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú hiện nay như sau:
I. QUY ĐỊNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND, NGƯT LẦN THỨ 16
1. Công tác xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 16 - năm 2023 thực hiện đúng theo các quy định tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP và Công văn này.
2. Các Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai Nghị định số 27/2015/NĐ-CP và Công văn này bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và tự nguyện; chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc ít người, nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xét tặng cần thực hiện đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và thời gian quy định.
...
Về nguyên tắc xét tặng:
Nguyên tắc xét tặng
1. Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
2. Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy theo các quy định trên thì khi xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thì nhà giáo nữ sẽ không phải là đối tượng được ưu tiên nhưng là đối tượng được chú trọng trọng trong công tác xét tặng.
Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (Hình từ Internet)
Thời gian nộp hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Mục I Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 có nêu về thời gian nộp hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 như sau:
QUY ĐỊNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND, NGƯT LẦN THỨ 16
...
3. Thời gian nộp hồ sơ
a) Trước ngày 25 tháng 3 năm 2023
- Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng Đại học quốc gia, Hội đồng đại học vùng, và Hội đồng cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp hồ sơ về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc các Bộ, ban, ngành nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ, ban, ngành.
b) Trước ngày 10 tháng 5 năm 2023, Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Như vậy có 02 mốc thời gian nộp hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16, cụ thể:
(1) Trước ngày 25 tháng 3 năm 2023
- Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng Đại học quốc gia, Hội đồng đại học vùng, và Hội đồng cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp hồ sơ về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc các Bộ, ban, ngành nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ, ban, ngành.
(2) Trước ngày 10 tháng 5 năm 2023, Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú gồm những gì?
Về hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được quy định tại Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
2. Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên 01 bộ hồ sơ, gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hội đồng cấp Nhà nước gửi 03 bộ hồ sơ để Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định, gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng;
b) Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;
b) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP có quy định về một số biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú sau:
(1) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú - Tải về
(2) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng - Tải về
(3) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú - Tải về
(4) Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân - Tải về
(5) Biên bản họp Hội đồng - Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.