Xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cần có điều kiện về thành tích như thế nào? Danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm những danh hiệu nào?
Xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cần có điều kiện về thành tích như thế nào?
Xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh
1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.
2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.
Theo đó, xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cần có điều kiện về thành tích như sau:
- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
- Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.
Lưu ý:
Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.
Xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cần có điều kiện về thành tích như thế nào? Danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm những danh hiệu nào? (Hình từ Internet)
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm những danh hiệu nào?
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân được quy định tại Điều 19 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.
3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Theo đó, danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm những danh hiệu sau:
(1) Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
(2) Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;
(3) Chiến sĩ thi đua cơ sở;
(4) Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.
Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào chiến sĩ thi đua được quy định như thế nào?
Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua được quy định tại Điều 18 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua được quy định như sau:
- Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Lưu ý:
Nội dung tổ chức phong trào thi đua được quy định tại Điều 17 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
- Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
- Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua.
- Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.
- Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
- Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.
Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua được quy định tại Điều 16 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Hình thức tổ chức thi đua gồm:
- Thi đua thường xuyên;
- Thi đua theo chuyên đề.
Phạm vi tổ chức thi đua gồm:
- Toàn quốc;
- Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;
- Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.