Xe ô tô chở rau cho gia đình có bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình hay không? Những loại xe nào phải lắp thiết bị giám sát hành trình?

Theo tôi biết trên các xe vận tải thường phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Trường hợp nhà tôi sử dụng xe ô tô của gia đình để chở rau của gia đình thì có phải gắn thiết bị giám sát hành trình không?

Những loại xe nào phải lắp thiết bị giám sát hành trình?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:

"Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
..."

Như vậy, theo quy định này Hiện nay việc lắp thiết bị giám sát hành trình chỉ áp dụng đối với các đơn vị có đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải.

Yêu cầu về kỹ thuật đối với việc lắp đặt thiết bị hành trình của xe ô tô như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT) quy định về yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt camera trên xe ô tô như sau:

“Điều 8. Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:
a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;
b) Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu;
c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc, trích xuất dữ liệu.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô."

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiếu vừa nêu trên. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe.

Xe ô tô chở rau cho gia đình có bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình hay không?

Xe ô tô chở rau cho gia đình có bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình hay không? Những loại xe nào phải lắp thiết bị giám sát hành trình?

Xe chở rau cho gia đình

Theo Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.

Việc dùng xe ô tô chở rau phục vụ nhu cầu kinh doanh của gia đình không làm phát xin cước vận tải nên không nên trường hợp này không phải đăng ký kinh doanh vận tải. Thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chỉ bắt buộc đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,188 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào