Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có quyền đập vỡ kính phương tiện cản trở không?
- Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có phải là xe ưu tiên không?
- Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có quyền đập vỡ kính phương tiện cản trở không?
- Người bị thiệt hại từ việc Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam đập vỡ kính có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường dựa vào căn cứ nào?
Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có phải là xe ưu tiên không?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 14/2000/QĐ-TTg quy định như sau:
Việc tổ chức thực hiện công tác dẫn đường của Cảnh sát giao thông phải bảo đảm nguyên tắc:
Thực hiện đúng nghi thức Nhà nước, nghi lễ ngoại giao, phù hợp với thông lệ, tập quán Quốc tế;
- Bảo đảm tiết kiệm, tránh hình thức phô trương, lãng phí;
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam đi lại thông suốt đáp ứng yêu cầu;
- Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường là xe ưu tiên, mọi người và các phương tiện tham gia giao thông phải nhường đường theo quy định của pháp luật;
Các cơ quan, tổ chức và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khi có yêu cầu xe Cảnh sát giao thông dẫn đường, phải thông báo kịp thời và có kế hoạch phối hợp để lực lượng Cảnh sát giao thông chủ động có phương án thực hiện đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công an.
Như vậy, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài nước đến Việt Nam là xe ưu tiên, mọi người và các phương tiện tham gia giao thông phải nhường đường theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông dẫn đường (Hình từ Internet)
Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có quyền đập vỡ kính phương tiện cản trở không?
Hiện pháp luật không có quy định về việc Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài nước đến Việt Nam được quyền đập phá kính của người tham gia giao thông.
Mặt khác, việc Cảnh sát giao thông tham gia dẫn đoàn có hành vi đập vỡ kính gây ra thiệt có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 598 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Người bị thiệt hại từ việc Cảnh sát giao thông dẫn đường cho các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam đập vỡ kính có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường dựa vào căn cứ nào?
Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thì có căn cứ tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
2. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.