Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì người học phải có những kiến thức nào?

Chị ơi cho em hỏi: Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì người học phải có những kiến thức nào? Đây là câu hỏi của bạn Thanh Đoàn đến từ Trà Vinh.

Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 15 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc duy tu, sửa chữa, tu bổ hoặc thi công mới công trình thủy lợi bao gồm các công việc: quản lý, tổ chức thi công, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng thủy lợi phục vụ ngành sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi quản lý, giám sát, hướng dẫn người khác hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Chuẩn bị mặt bằng, điện nước thi công; tổ chức thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn đặc thù công trình thủy lợi, lắp dựng giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; thi công bê tông; xây lát gạch, xây lát đá; lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt công trình các công trình thủy lợi.
Đặc điểm môi trường làm việc: Các công việc của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi được thực hiện ngoài trời gần gũi với thiên nhiên; hồ nước, dòng sông, kênh tưới, tiêu, cầu máng, si phông, bậc nước, dốc nước. Có những công việc phải làm việc ở trên cao, dưới sâu, trong môi trường nước nên đòi hỏi người làm nghề này phải có kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp, an toàn lao động, và ý thức trách nhiệm cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề thực hiện việc duy tu, sửa chữa, tu bổ hoặc thi công mới công trình thủy lợi bao gồm các công việc: quản lý, tổ chức thi công, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng thủy lợi phục vụ ngành sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

thủy lợi

Ngành xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kiến thức
- Phân tích được các tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui phạm trong xây dựng thủy lợi;
- Xác định được phương pháp, trình tự đọc bản vẽ thiết kế thi công công trình thủy lợi;
- Phân tích được cấu tạo, tính chất, trạng thái làm việc của các kết cấu cơ bản công trình thủy lợi;
- Phân tích được tính chất, ứng dụng một số loại vật liệu thường dùng trong xây dựng thủy lợi;
- Phân tích được tính năng, tác dụng và phạm vi sử dụng dụng cụ cầm tay;
- Phân tích được phương pháp vẽ bằng thủ công và vẽ bằng phần mềm Autocad, ứng dụng phần mềm lập dự toán một số hạng mục công trình cơ bản;
- Giải thích được trình tự và phương pháp chuẩn bị mặt bằng, nhân lực, thiết bị và dụng cụ, nguồn điện nước, biện pháp thi công;
- Mô tả được phương pháp nhận biết cấp đất, độ dẻo của đất;
- Phân tích được phương pháp xử lý nền móng các trường hợp đơn giản, phức tạp;
- Phân tích được trình tự và phương pháp xác định tim mốc, phóng tuyến, lên ga, giác móng bằng thủ công, đào đắp đất đá bằng thủ công, thi công tầng lọc ngược;
- Phân tích được trình tự và phương pháp tiêu nước hố móng, đóng cọc tre, xử lý mạch đùn cát chảy;
- Phân tích được trình tự và phương pháp gia công, lắp dựng cốt thép, cốp pha, giàn giáo;
- Phân tích được phương pháp trộn vữa bằng thủ công và bằng máy;
- Mô tả được trình tự, phương pháp trộn, vận chuyển, san, đầm, cán phẳng, làm mặt, bảo dưỡng bê tông;
- Phân tích được trình tự thi công một số kết cấu bê tông: Móng, cột, dầm, sàn, tường và xử lý được mạch ngừng, thi công tầng lọc ngược, khớp nối và khe lún;
- Mô tả được phương pháp đo xác định tim trục, vạch dấu kích thước, cao trình để thi công các hạng mục công trình;
- Phân tích được trình tự và phương pháp xây gạch các kết cấu: Móng, tường, trụ vuông chữ nhật, trụ liền tường, trụ tròn, gờ, vòm, lanh tô, bậc tam cấp;
- Phân tích được trình tự và phương pháp xây đá các kết cấu: Móng, tường thẳng, tường chắn đất, tường vặn vỏ đỗ, xếp rồng đá, rọ đá, thả đá rối kè;
- Xác định được trình tự và phương pháp lát: Đá khan, gạch dày, gạch mỏng, lát tấm bê tông đúc sẵn trên mái kênh;
- Trình bày và phân tích được trình tự và phương pháp ốp: Gạch tráng men, đá xẻ, gạch thẻ trang trí;
- Phân tích được trình tự và phương pháp trát: Tường, trần, gờ thẳng, gờ cong, chỉ vuông, chỉ tròn, phào đơn, phào kép, dầm, trần, hèm má cửa;
- Phân tích được trình tự và phương pháp bả ma tít, lăn sơn, quét vôi, láng thô, láng có đánh màu, lợp ngói Phi prô xi măng;
- Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh, khuôn cửa, goong cửa;
- Giải thích được các sai hỏng thường gặp nguyên nhân biện pháp phòng tránh;
- Mô tả được các tiêu chuẩn về công tác giám sát, hướng dẫn, thực hiện 5S và an toàn vệ sinh môi trường lao động;
- Giải thích được phương pháp bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng thủy lợi;
- Phân tích được phương pháp tự phát triển nghề nghiệp cho bản thân và tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao, thi kỹ năng nghề;
- Giải thích được các phương pháp ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức như trên.

Người học ngành xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Như vậy, người học ngành xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

957 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào