Xây dựng kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự theo quy trình mấy bước?
- Xây dựng kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự theo quy trình mấy bước?
- Tổ chức cuộc họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong trường hợp vật chứng bị tiêu hủy có số lượng lớn là trách nhiệm của ai?
- Thành viên của Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm gì theo quy định?
Xây dựng kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự theo quy trình mấy bước?
Căn cứ theo Điều 21 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về xây dựng kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí tiêu hủy vật chứng như sau:
Xây dựng kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí tiêu hủy vật chứng
1. Bước 1. Lập chứng từ, tài liệu
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lập kế hoạch, phương án, kinh phí tiêu hủy vật chứng (nếu cần thiết);
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, ký duyệt kế hoạch, phương án, kinh phí tiêu hủy vật chứng.
2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng để phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
- Cơ quan thi hành án dân sự chuẩn bị, con người, kinh phí, máy móc, phương tiện và phương án bảo vệ việc tiêu hủy vật chứng;
- Đối với các vật chứng đặc thù, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng làm văn bản đề xuất Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng tiêu hủy với chuyên gia, cơ quan được thuê tiêu hủy (nếu cần thiết).
3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Kế hoạch, phương án, giấy đề nghị cấp kinh phí tiêu hủy, hợp đồng tiêu hủy, biên bản họp triển khai nhiệm vụ giữa Hội đồng với các thành viên hoặc với Hội đồng với chuyên gia hay cơ quan được thuê tiêu hủy và hợp đồng thuê máy móc, phương tiện, địa điểm tiêu hủy (nếu có).
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ;
- Kế toán ngân sách lưu 01 bộ chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Giấy đề nghị cấp kinh phí, hợp đồng thuê tiêu hủy; hợp đồng thuê máy móc, phương tiện, địa điểm tiêu hủy.
Theo đó, xây dựng kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí tiêu hủy vật chứng theo quy trình 03 bước như sau:
Bước 1. Lập chứng từ, tài liệu
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lập kế hoạch, phương án, kinh phí tiêu hủy vật chứng (nếu cần thiết);
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, ký duyệt kế hoạch, phương án, kinh phí tiêu hủy vật chứng.
Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng để phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
- Cơ quan thi hành án dân sự chuẩn bị, con người, kinh phí, máy móc, phương tiện và phương án bảo vệ việc tiêu hủy vật chứng;
- Đối với các vật chứng đặc thù, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng làm văn bản đề xuất Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng tiêu hủy với chuyên gia, cơ quan được thuê tiêu hủy (nếu cần thiết).
Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Kế hoạch, phương án, giấy đề nghị cấp kinh phí tiêu hủy, hợp đồng tiêu hủy, biên bản họp triển khai nhiệm vụ giữa Hội đồng với các thành viên hoặc với Hội đồng với chuyên gia hay cơ quan được thuê tiêu hủy và hợp đồng thuê máy móc, phương tiện, địa điểm tiêu hủy (nếu có).
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ;
- Kế toán ngân sách lưu 01 bộ chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Giấy đề nghị cấp kinh phí, hợp đồng thuê tiêu hủy; hợp đồng thuê máy móc, phương tiện, địa điểm tiêu hủy.
Tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Tổ chức cuộc họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong trường hợp vật chứng bị tiêu hủy có số lượng lớn là trách nhiệm của ai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng tiêu hủy vật chứng
1. Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm
a) Xây dựng kế hoạch, phương án tiêu hủy vật chứng đảm bảo an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường khi cần thiết;
b) Tổ chức cuộc họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong trường hợp vật chứng bị tiêu hủy có số lượng, khối lượng lớn hoặc vật chứng là các chất độc hại, nguy hiểm hoặc việc tiêu hủy cần phải sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng và có sự tham gia của cơ quan chuyên môn;
c) Tiếp nhận, tổ chức tiêu hủy vật chứng đúng trình tự, thủ tục, thời hạn và phương án tiêu hủy đã được phê duyệt;
d) Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu hủy vật chứng theo quy định.
...
Theo đó, tổ chức cuộc họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong trường hợp vật chứng bị tiêu hủy có số lượng, khối lượng lớn hoặc vật chứng là các chất độc hại, nguy hiểm hoặc việc tiêu hủy cần phải sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng và có sự tham gia của cơ quan chuyên môn là trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứn.
Thành viên của Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm gì theo quy định?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng tiêu hủy vật chứng
...
2. Thành viên của Hội động tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong việc kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận vật chứng và thực hiện tiêu hủy vật chứng;
b) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng phân công.
Như vậy, trách nhiệm của thành viên Hội động tiêu hủy vật chứng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.