Xây dựng đường nông thôn mới có được ngân sách nhà nước hỗ trợ không? Người dân không góp tiền làm đường nông thôn mới có bị phạt không?

Xã tôi chủ trương làm đường nông thôn mới, mỗi một mét ngang chủ nhà sẽ đóng 500.000 đồng. Nhà tôi mặt tiền tuy rộng nhưng diện tích lại rất nhỏ, do đó tôi đề nghị xem lại cách tính mức đóng góp cho hợp lý. Ví dụ: tính theo diện tích nhà sẽ phù hợp hơn là tính theo mét ngang nhưng ông tổ trưởng lại bảo không được, nếu không đóng sẽ báo công an xử phạt. Vậy, có phải không góp tiền làm đường nông thôn sẽ bị xử phạt? Câu hỏi của chị Hạnh (Bắc Ninh).

Xây dựng đường nông thôn mới có được ngân sách nhà nước hỗ trợ hay không?

Theo tiết b tiểu mục 1 Mục V Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 có nêu:

CÁC CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
...
b) Cơ chế hỗ trợ:
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước để thực hiện:
+ Rà soát, điều chỉnh lập mới quy hoạch cấp xã và vùng huyện; công tác tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ các cấp, kinh phí quản lý thực hiện Chương trình các cấp; nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; thực hiện các phong trào thi đua trong xây dựng NTM.
+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Các đối tượng hỗ trợ thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo bố trí từ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để thực hiện).
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung sau:
+ Hỗ trợ xây dựng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi nội đồng; hạ tầng thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai của xã; trường học; trạm y tế xã; phát triển mạng lưới y tế cơ sở;
...

Theo đó khi xây dựng đường nông thôn mới sẽ được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước.

Xây dựng đường nông thôn mới

Xây dựng đường nông thôn mới (Hình từ Internet)

Người dân không góp tiền làm đường nông thôn mới thì có bị phạt hay không?

Cũng căn cứ theo tiết b tiểu mục 1 Mục V Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 có nêu như sau:

CÁC CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
...
Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Như vậy, việc xây dựng đường nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhà nước không bắt buộc người dân phải đóng mức cố định là bao nhiêu mà chỉ là vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp.

Do đó, việc người dân không đóng tiền xây dựng đường, cơ sở hạ tầng tại địa phương sẽ không bị xử phạt.

Mọi hành vi hù dọa, gây áp lực tinh thần đến người không đóng góp tiền làm đường đều bị coi là vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Cơ chế đầu tư xây dựng đường nông thôn mới được quy định thế nào?

Theo quy định tại tiết c tiểu mục 1 Mục V Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 quy định chung về cơ chế đầu tư thực hiện các công trình, dự án thuộc Chương trình như sau:

- Chủ đầu tư các dự án xây dựng nông thôn mới:

+ Đối với các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã: Ủy ban nhân dân xã là chủ đầu tư. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.

+ Đối với các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quy mô cấp huyện, liên xã: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn chủ đầu tư đảm bảo có đủ năng lực, phù hợp với tính chất, quy mô, đối tượng, để thực hiện.

- Cơ chế đầu tư:

+ Đối với các dự án có quy mô nhỏ, thiết kế đơn giản thực hiện theo cơ chế đặc thù rút gọn theo quy định của Chính phủ.

+ Đối với các dự án khác thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,388 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào