Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động nào? Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không?
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP, có quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một hệ cơ sở dữ liệu duy nhất được xây dựng tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) và Công an xã, phường, thị trấn.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính của cơ sở dữ liệu;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu;
đ) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động sau:
- Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
- Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
- Thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính của cơ sở dữ liệu;
- Tổ chức cơ sở dữ liệu;
- Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
- Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu
- Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
- Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Hình từ Internet)
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Căn cước công dân 2014, có quy định về yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quản lý tập trung, thống nhất và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng.
3. Bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
4. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quản lý tập trung, thống nhất và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng.
- Bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 10 Luật Căn cước công dân 2014, có quy định về quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.