Xài ké wifi nhà người khác có thể bị phạt tiền, thậm chí truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật?

Cho tôi hỏi hiện nay có một số ứng dụng cho phép người dùng có thể truy cập được wifi của người khác, các ứng dụng này có thể dễ dàng tải về điện thoại. Đối với một số người thì việc sử dụng “ké” Wi-Fi là việc làm bình thường, tuy nhiên dưới góc nhìn của pháp luật thì hành vi hack Wi-Fi có bị xem là hành vi trộm cắp tài sản không? Câu hỏi của anh N.C từ TP.HCM.

Xài ké wifi nhà người khác có vi phạm pháp luật hay không?

Hiện nay, mọi người có thể dễ dàng "xin pass wifi" nhà hàng xóm thông qua một số thủ thuật hoặc ứng dụng. Nhiều người cho rằng việc này hết sức bình thường, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Wifi có thể xem là quyền tài sản của cá nhân vì để sử dụng wifi, một cá nhân phải chi trả khoản phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp internet để duy trì hằng tháng.

Do đó, câu trộm wifi nhà hàng xóm có thể bị xem là hành vi trộm cắp tài sản của người khác.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
...

Theo quy định vừa nêu thì cá nhân có hành vi hack wifi nhà người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật (điện thoại, máy tính,...) dùng để hack wifi của người khác.

Đối với cá nhân phạm tội là người nước ngoài thì còn có thể bị trục xuất về nước của mình.

Lưu ý: Đối với những wifi mà không có mật khẩu thì việc xài ké wifi đó không được xem là hành vi trộm cắp tài sản (không vi phạm pháp luật).

Xài ké wifi nhà hàng xóm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Như đã nói ở trên thì hành vi xài ké wifi nhà hàng xóm có thể được xem là hành vi trộm cắp tài sản.

Căn cứ quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội trộm cắp tài sản:

Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...

Cá nhân có hành vi hack wifi nhà hàng xóm để xài mà thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Xài ké wifi nhà người khác có thể bị phạt tiền, thậm chí truy cứu hình sự?

Xài ké wifi nhà người khác có thể bị phạt tiền, thậm chí truy cứu hình sự? (Hình từ Internet)

Hành vi xài ké wifi nhà hàng xóm có thể bị truy cứu với tội danh nào khác không?

Nếu cá nhân cố tình hack wifi nhà hàng xóm nhằm mục đích chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Theo đó, cá nhân có hành vi xài ké wifi của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,750 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào