Xác nhận công nợ là gì? Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word? Công nợ có phải nợ công hay không?
Xác nhận công nợ là gì?
Xác nhận công nợ là hoạt động diễn ra sau khi đối chiếu xác nhận các khoản nợ của các chủ thể nhằm làm rõ các vấn đề tài chính giữa các bên mà phát sinh các khoản nợ qua lại. Biên bản xác nhận công nợ được lập ra khi kế toán kiểm tra, kiểm soát xem rằng các khoản nợ của doanh nghiệp với nhà cung cấp, với khách hàng có thực hiện thanh toán đúng theo hợp hay không.
Và khi cần xác nhận lại chính xác những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác, giữa cá nhân với cá nhân thì hai bên tiến hành lập biên bản xác nhận công nợ. Đây là một hoạt động kế toán quan trọng nhằm:
- Đối chiếu số liệu giữa sổ sách của hai bên để đảm bảo tính chính xác;
- Xác định chính xác số tiền còn phải thu hoặc phải trả;
- Tránh sai sót và tranh chấp về sau;
- Làm cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính và quyết toán.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Xác nhận công nợ là gì? Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word? Công nợ có phải nợ công hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word? Công nợ có phải nợ công hay không?
Có thể tham khảo Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Công nợ là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng nhiều trong lĩnh vực doanh nghiệp. Có thể hiểu công nợ là khoản tiền phát sinh khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong kỳ thanh toán với một cá nhân, doanh nghiệp khác, nhưng không trả (hoặc không trả đủ) tại thời điểm đó mà phải chuyển sang kỳ thanh toán sau.
Theo Luật Quản lý nợ công 2017, quy định về nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Trong đó:
- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
Như vậy với khái niệm của công nợ và nợ công thì có thể xác định công nợ không phải nợ công, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Khi chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần thì cần hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước hay sau khi được cấp giấy chứng nhận?
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định về xử lý các khoản nợ phải thu như sau:
Xử lý các khoản nợ phải thu
...
2. Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập mà vẫn còn một số khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước thời điểm đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu và báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán; đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị đơn vị cũng như phương án chuyển đổi làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho công ty mẹ để xử lý.
...
Đồng thời tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định về xử lý các khoản nợ phải trả như sau:
Xử lý các khoản nợ phải trả
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn) trước khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập mà vẫn còn một số khoản nợ phải trả có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước thời điểm đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu và báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán; đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị đơn vị cũng như phương án chuyển đổi làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.
....
Như vậy, đối với xử lý các khoản nợ phải thu hay phải trả thì đơn vị sự nghiệp công lập đều cần hoàn tất đối chiếu công nợ trước thời điểm đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu. Việc đối chiếu công nợ nhằm xác định chính xác số dư nợ, thời hạn thanh toán, lãi suất,... của các khoản nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.