Xác định số lợi bất hợp pháp thu được trong khai thác khoáng sản theo quy định thực hiện như thế nào?
- Đã áp dụng biện pháp nộp lại số lợi bất hợp pháp thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác có phải không?
- Xác định số lợi bất hợp pháp thu được trong khai thác khoáng sản theo quy định thực hiện như thế nào?
- Cách xác định giá các tang vật để tính số lợi bất hợp pháp thu được trong khai thác khoáng sản thế nào?
Đã áp dụng biện pháp nộp lại số lợi bất hợp pháp thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác có phải không?
Tại khoản 2 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nội dung này như sau:
"Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
...
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này."
Như vậy đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thì đã bị áp dụng biện pháp nộp lại số lợi bất hợp pháp thì vẫn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả khác.
Xác định số lợi bất hợp pháp thu được trong khai thác khoáng sản theo quy định thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định số lợi bất hợp pháp thu được trong khai thác khoáng sản theo quy định thực hiện như thế nào?
Việc xác định số lợi bất hợp pháp trong xử phạt hành chính thực hiện theo hướng dẫn tại điểm q khoản 3 Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
"Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
q) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước cho các mục đích sản xuất phi nông nghiệp khác với sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm bằng (=) tổng lượng nước khai thác nhân (x) giá bán nước sạch cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với lĩnh vực khoáng sản là toàn bộ số tiền tương ứng với tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản (tấn, m3, kg,...) trừ (-) đi chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản đó.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước thì các khoản chi phí trên được trừ đi khi tính số lợi bất hợp pháp.
Trường hợp khoáng sản đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá toàn bộ tang vật là khoáng sản đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy. Số tiền buộc nộp lại bằng tổng khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản (tấn, m3, kg,...). Giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản để tính số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với lĩnh vực khoáng sản và tính số tiền bằng trị giá toàn bộ tang vật là khoáng sản đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính."
Theo quy định hướng dẫn trên thì, ví dụ tính số lợi bất hợp pháp do khai thác khoáng sản trái phép thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo công thức:
Số lợi bất hợp pháp = Tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản (tấn, m3, kg,...) trừ (-) đi chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản đó.
Cách xác định giá các tang vật để tính số lợi bất hợp pháp thu được trong khai thác khoáng sản thế nào?
Nội dung này, giá bên anh xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm d khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
“Điều 60. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
...
2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
c) Giá thành của tang vật, phương tiện nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
...”
Chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản: Chi phí này phải căn cứ vào số sách kế toán của bên đơn vị tổ chức đó. Anh có thể yêu cầu đơn vị vi phạm phối hợp để xác định chi phí trực tiếp này.
Hiện tại không thấy có hướng dẫn thêm trong trường hợp cơ quan xử phạt hành chính không có chuyên môn trong xác định chi phí thì giải quyết như thế nào.
Theo quan điểm của người tư vấn thì bên anh có thể tham khảo ý kiến của kế toán đơn vị mình trong quá trình xác định chi phí trực tiếp. Người có thẩm quyền xử phạt có thể dựa trên văn bản giải trình hoặc văn bản phối hợp với bên vi phạm và ý kiến từ kế toán để đưa ra quyết định.
Ngoài ra, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định mà tổ chức, cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước sẽ được trừ khi tính số lợi bất hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.