Xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT để nghiên cứu hiện trường lần hai được quy định như thế nào?

Ai có trách nhiệm đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT? Đường BOT lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Nga - Long Thành.

Xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT để nghiên cứu hiện trường lần hai được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

- Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT, Điều 11 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT, tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường; lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.

- Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện khách quan (tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau).

Cụ thể theo Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Thị sát hiện trường lần đầu
Sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:
1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.
2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
3. Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.
4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.

Tại Điều 11 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân
Căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn. Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.

Đường BOT lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?

Tại Điều 13 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Lựa chọn biện pháp khắc phục
Căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 của Thông tư này, đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
1. Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
2. Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
3. Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.

Theo đó, căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 nêu trên đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:

- Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.

- Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.

- Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.

Tai nạn giao thông đường bộ

Tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT?

Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:

Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ
1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
4. Đối với đường BOT
a) Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
b) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
...

Như vậy, khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
771 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào