Xác định giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán thế nào? Chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán được xác định ra sao?

Cho tôi hỏi công ty chứng khoán có các loại giá trị rủi ro gì? Xác định giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán thế nào? Chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán được xác định ra sao? Câu hỏi của anh Quyết (Hà Nội).

Đối với công ty chứng khoán có các loại giá trị rủi ro gì?

Với công ty chứng khoán tại Mục 2 Chương II Thông tư 91/2020/TT-BTC sẽ 03 loại giá trị rủi ro, tại Điều 2 Thông tư 91/2020/TT-BTC có giải thích về các loại giá trị rủ ro này như sau:

(1) Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.

(2) Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.

(3) Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, do các nguyên nhân khách quan khác.

Xác định giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán thế nào?

Xác định giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán (Hình từ Internet)

Nguyên tắc khi tính các giá trị rủ ro của công ty chứng khoán là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 91/2021/TT-BTC có quy định:

Nguyên tắc áp dụng
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán.
2. Các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn sử dụng để tính giá trị vốn khả dụng và các giá trị rủi ro phải được cập nhật tới thời điểm tính toán.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán không phải tính giá trị các loại rủi ro đối với các chỉ tiêu tài sản đã giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
4. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán có công ty con, tổ chức kinh doanh chứng khoán tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính dựa trên các khoản mục tài chính riêng của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
5. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31 tháng 12 và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính dùng để chứng minh tổ chức kinh doanh chứng khoán đủ điều kiện đưa ra khỏi tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt và các chuẩn mực kiểm toán khác có liên quan.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thiết lập hệ thống thông tin và kiểm soát nội bộ để ghi chép, theo dõi và cập nhật đầy đủ những thông tin tài chính, thông tin chi tiết phục vụ cho việc lập và soát xét, kiểm toán các báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính. Ban Giám đốc (ban quản lý điều hành) của tổ chức kinh doanh chứng khoán chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định của Thông tư này.

Theo đó thì đối với các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn sử dụng để tính các giá trị rủi ro phải được cập nhật tới thời điểm tính toán.

Và công ty chứng khoán sẽ không phải tính giá trị các loại rủi ro đối với các chỉ tiêu tài sản đã giảm trừ khỏi vốn khả dụng.

Xác định giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 91/2021/TT-BTC thì giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán được xác định như sau:

- Rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán được xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau:

+ 25% chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán trong vòng mười hai (12) tháng liền kề tính tới thời điểm tính toán;

+20% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp công ty chứng khoán hoạt động dưới một (01) năm, rủi ro hoạt động được xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau:

+ Ba (03) lần chi phí duy trì hoạt động bình quân hàng tháng tính từ thời điểm công ty chứng khoán đi vào hoạt động;

+ Hai mươi phần trăm (20%) vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán được xác định ra sao?

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 91/2021/TT-BTC có chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán được xác định bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ, trừ đi:

- Chi phí khấu hao;

- Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính ngắn hạn và tài sản thế chấp;

- Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính dài hạn;

- Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu;

- Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản ngắn hạn khác;

- Chi phí chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ;

- Chi phí lãi vay.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,264 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào