Xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Việc lấy mẫu xác định được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn hơn 20 mm được thực hiện theo nguyên tắc nào? Việc lấy mẫu xác định được quy định thế nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.P.K ở Đồng Nai.

Xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn hơn 20 mm được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5226:1990 (ISO 556:1990) như sau:

Nguyên tắc của phương pháp
Mẫu cốc có cỡ hạt lớn hơn 20 mm đã biết trước phân bố cấp hạt được đưa vào tang quay để chịu tác dụng của lực cơ. Mức độ vỡ vụn của than cốc được đánh giá bằng quá trình sàng và phân tích sàng sau 100 vòng quay của tang (phương pháp Micum) và nếu cần thì sau khi tang quay 500 vòng (phương pháp Irsid).

Theo quy định trên, việc xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn hơn 20 mm theo nguyên tắc mẫu cốc có cỡ hạt lớn hơn 20 mm đã biết trước phân bố cấp hạt được đưa vào tang quay để chịu tác dụng của lực cơ.

Mức độ vỡ vụn của than cốc được đánh giá bằng quá trình sàng và phân tích sàng sau 100 vòng quay của tang (phương pháp Micum) và nếu cần thì sau khi tang quay 500 vòng (phương pháp Irsid).

Cốc kích thước lớn hơn 20 mm

Cốc kích thước lớn hơn 20 mm (Hình từ Internet)

Những thiết bị nào được sử dụng để xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5226:1990 (ISO 556:1990) việc xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn hơn 20 mm được thực hiện bằng những thiết bị và dụng cụ sau:

(1) Tang thép hình trụ có kích thước như sau:

Chiều dài 1 000 mm ± 5 mm;

Đường kính 1 000 mm ± 5 mm;

Chiều dày không nhỏ hơn 5 mm.

Nếu chiều dày của tang nhỏ hơn 5 mm do bị mòn thì phải thay. Trên mặt trong của tang có lắp bốn tấm thép góc (hoặc cánh nâng) song song với trục tang và chia tang thành bốn phần đều nhau. Mỗi cánh nâng bằng thép góc dày, kích thước 100 mm x 50 mm x 10 mm và có chiều dài bằng chiều dài tang, được lắp chặt trên suốt chiều dài mặt cong trong của tang và song song với trục tang sao cho các mép rộng 100 mm hướng vào trục tang; còn mép hẹp nằm sát trên mặt cong của tang và chĩa về hướng ngược với chiều quay của tang. Khi cánh nâng (hoặc các tấm thép góc) bị mòn còn 95 mm thì phải thay.

Tang được đỡ trên hai trục dài không nhỏ hơn 250 mm quay trong hai ổ bi nằm ngang. Các ổ bị này lắp vào khung ở hai đầu tang. Khoảng trống phía dưới tang không nhỏ hơn 230 mm và không lớn hơn 300 mm để tháo sản phẩm. Tang phải quay được bằng tay theo hai phía để tháo dễ dàng. Dùng các bộ phận cơ khí thích hợp để điều chỉnh tang quay ở tần số không đổi (25 ± 1) r/min. Tang có lắp bộ đếm số vòng quay và hệ thống ngắt để có thể định trước điểm dừng của tang sau bất kỳ số vòng quay nào.

Trên mặt trụ của tang có lỗ để nạp và tháo cốc. Lỗ có chiều dài không nhỏ hơn 600 mm và chiều rộng không nhỏ hơn 500 mm để dễ tháo cốc và làm sạch tang. Lỗ có nắp đậy, mặt trong của nắp có lắp tấm thép cán dày 10 mm kích thước đúng bằng kích thước lỗ tháo và có cùng với tang để khi đậy nắp thì mặt trong của nắp bằng mặt trong của tang. Phải có đệm cao su lắp vào mép nắp để tránh mất bụi cốc.

(2) Khay

Kích thước khoảng 1 500 mm x 1 100 mm, sâu 200 mm làm bằng vật liệu chống ăn mòn và mài mòn (có thể dùng tôn mạ kẽm dày 1,22 mm) để hướng cốc tháo ra. Một cạnh của khay cần nghiêng 45o để dễ trút sản phẩm.

(3) Cân thích hợp nhất là cân bàn trọng tải không lớn hơn 100 kg, có sai số cân không lớn hơn 0,1 kg.

(4) Sàng lỗ tròn gồm một bộ tấm đục lỗ tròn cho phép phân tích toàn bộ cấp hạt của cốc đưa thí nghiệm.

Bộ sàng thí nghiệm gồm các mặt sàng có đường kính lỗ 10 mm; 20 mm và 40 mm. Các mặt sàng khác có thể là (thí dụ) 31,5 mm; 63 mm; 80 mm và 100 mm. Khi lỗ sàng bị mòn có đường kính lớn hơn 2 % đường kính danh định thì phải bịt lỗ đó lại hoặc thay mặt sàng. Không được bịt quá 25 % số lỗ trên một mặt sàng.

(5) Các hộp chứa mẫu, hộp to nhất có thể chứa 50 kg cốc (có nghĩa là dung tích 0,12 m3 là ít nhất).

Việc lấy mẫu xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn được quy định thế nào?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5226:1990 (ISO 556:1990) thì việc lấy mẫu xác định độ bền cơ của cốc kích thước lớn hơn 20 mm được thực hiện như sau:

- Lấy mẫu chung ít nhất là 200 kg cốc. Giới hạn dưới của cỡ hạt cốc không được nhỏ hơn 20 mm nhưng khi cỡ hạt danh định dưới của mẫu cốc lớn hơn 20 mm thì có thể dùng cỡ hạt danh định dưới này để chuẩn bị mẫu thử phương pháp Micum (xem điều 5.2).

- Kiểu này phải được phân tích cỡ hạt theo TCVN 5225.

- Nên phân chia cốc thành các cấp như sau:

+ từ 20 mm đến 31,5 mm;

+ từ 31,5 mm đến 40 mm;

+ từ 40 mm đến 63 mm;

+ từ 63 mm đến 80 mm;

+ từ 80 mm đến 100 mm;

+ lớn hơn 100 mm.

- Nếu cần thiết tiếp tục phân chia cỡ hạt cốc bằng các sàng có lỗ lớn hơn như 120 mm, 150 mm cho đến khi trên sàng lỗ to nhất còn lại không quá 5 % tổng khối lượng mẫu.

- Mỗi suất mẫu đưa thí nghiệm có 50 kg ± 0,5 kg cốc lớn hơn 20 mm và có cùng tỷ lệ mỗi cấp hạt như kết quả phân tích cấp hạt mẫu chung.

- Có thể dùng biểu đồ cho việc tính toán này. Độ ẩm của mẫu không vượt quá 3 %. Nếu độ ẩm của mẫu vượt quá 3 % thì phải dùng tủ sấy để sấy cốc.

- Tiến hành xác định kép, mỗi lần thử với 50 kg mẫu lấy từ mẫu chung.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

589 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào