Vùng Thủ đô được quy định thế nào? Hiện nay Vùng Thủ đô gồm có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

Cho tôi hỏi: Vùng Thủ đô được quy định thế nào? Vùng Thủ đô gồm có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Thủ đô có trách nhiệm chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô như thế nào? - câu hỏi của anh Hậu (Tiền Giang)

Vùng Thủ đô được quy định thế nào? Hiện nay Vùng Thủ đô gồm có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thủ đô 2012 quy định như sau:

3. Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định.

Theo đó, Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định.

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2021/NĐ-CP quy định về Vùng Thủ đô như sau:

Phạm vi điều chỉnh
...
2. Vùng Thủ đô gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.

Theo quy định nêu trên thì Vùng Thủ đô bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây:

- Hà Nội;

- Hải Dương;

- Hưng Yên;

- Vĩnh Phúc;

- Bắc Ninh;

- Hà Nam;

- Hòa Bình;

- Phú Thọ;

- Bắc Giang;

- Thái Nguyên.

vùng Thủ đô

Vùng Thủ đô được quy định thế nào? Hiện nay Vùng Thủ đô gồm có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? (Hình từ Internet)

Thủ đô có trách nhiệm chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Thủ đô 2012 quy định về trách nhiệm của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Trách nhiệm của Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
3. Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Căn cứ trên quy định trách nhiệm của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

- Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

- Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.

- Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.

- Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô;

- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Như vậy, Thủ đô có trách nhiệm chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.

Ai có trách nhiệm phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế xã hội?

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Thủ đô 2012 (khoản 3, khoản 4 Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 37 Luật cư trú 2020) quy định về việc quản lý dân cư như sau:

Quản lý dân cư
1. Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.

Theo quy định nêu trên thì Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,247 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào