Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với công chức khi hết thời gian tập sự không?

Xin hỏi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với công chức khi hết thời gian tập sự không? Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký những văn bản nào? Câu hỏi của chị Mỹ Hồng tại Vĩnh Long.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với công chức khi hết thời gian tập sự không?

Theo Điều 26 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có thẩm quyền và trách nhiệm chung quy định tại Điều 25 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023).

Dẫn chiếu theo khoản 3 Điều 25 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm chung
1. Đánh giá và xếp loại đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Có trách nhiệm chủ động tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của mình và trao đổi với Vụ Tổ chức cán bộ để thống nhất trong tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ, chức danh, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
3. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức, viên chức khi hết thời gian tập sự theo quy định. Thủ trưởng các đơn vị hạch toán độc lập quyết định cử người hướng dẫn tập sự và đề nghị việc bổ nhiệm vào ngạch sau khi hết thời gian tập sự.
4. Quản lý, bố trí, sử dụng công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý trong nội bộ đơn vị.
5. Sau khi báo cáo (qua Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định) và được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký hợp đồng lao động với người lao động theo Nghị định số 111, thực hiện chính sách, chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật đối với người lao động theo quy định; gửi 01 bộ hồ sơ của người lao động về Vụ Tổ chức cán bộ quản lý, theo dõi.

Như vậy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với công chức khi hết thời gian tập sự theo quy định.

Trước đây, căn cứ theo Điều 25 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023) quy định thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có thẩm quyền và trách nhiệm chung quy định tại Điều 24 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023).

Dẫn chiếu theo Điều 24 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023), cụ thể như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm chung

1. Đánh giá và phân loại đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Có trách nhiệm chủ động tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của mình và trao đổi với Vụ Tổ chức cán bộ để thống nhất trong tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền.

2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ, chức danh, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.

3. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức, viên chức khi hết thời gian tập sự theo quy định. Thủ trưởng các đơn vị hạch toán độc lập quyết định cử người hướng dẫn tập sự và đề nghị việc bổ nhiệm vào ngạch sau khi hết thời gian tập sự.

4. Quản lý, bố trí, sử dụng công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý trong nội bộ đơn vị. Trường hợp điều động người giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trong đơn vị thì phải báo cáo Vụ Tổ chức cán bộ và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị sau khi quyết định để tổng hợp theo dõi.

Cán bộ

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Hình từ Internet)

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký những văn bản nào?

Theo khoản 2 Điều 26 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
...
2. Thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký các văn bản sau:
a) Quyết định tuyển dụng công chức đối với người đã được Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý tuyển dụng;
b) Quyết định cử người hướng dẫn tập sự (trừ trường hợp công tác tại các đơn vị hạch toán độc lập), bổ nhiệm vào ngạch công chức, hưởng phụ cấp thâm niên nghề lần đầu đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyết định nâng bậc lương, điều chỉnh bậc lương đối với công chức giữ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi được Hội đồng lương cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt;
c) Quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển và có ý kiến về việc tuyển dụng viên chức theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập, tuyển dụng công chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
d) Điều động công chức (trừ các đối tượng quy định tại Điều 9 Quy chế này) giữa các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và giữa các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
đ) Báo cáo, thống kê; kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức cán bộ thuộc trách nhiệm theo thẩm quyền.
...

Theo đó, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký những văn bản được quy định cụ thể trên.

Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Thực hiện quy định tại Điều 24 Quy chế này và các nhiệm vụ sau:

...

2. Thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký các văn bản sau:

a) Quyết định tuyển dụng công chức đối với người đã được Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý tuyển dụng;

b) Quyết định cử người hướng dẫn tập sự (trừ trường hợp công tác tại các đơn vị hạch toán độc lập), bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp, hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyết định nâng bậc lương, điều chỉnh bậc lương đối với công chức giữ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi được Hội đồng lương cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt;

c) Quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển và có ý kiến về việc tuyển dụng công chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; hủy bỏ việc tuyển dụng công chức của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nếu có sai phạm;

d) Điều động công chức (trừ các đối tượng quy định tại Điều 9 Quy chế này) giữa các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và giữa các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

đ) Báo cáo, thống kê; kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức cán bộ thuộc trách nhiệm theo thẩm quyền.

...

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có quyền ký những văn bản nào sau khi được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao?

Theo khoản 3 Điều 26 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
...
3. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký các văn bản sau:
a) Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận công chức từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống vào làm việc tại đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hủy bỏ việc tuyển dụng viên chức của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập, tuyển dụng công chức của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nếu có sai phạm;
b) Thông báo bằng văn bản để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đối với những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 và khoản 4 Điều 22 Quy chế này;
c) Điều động công chức, viên chức, trừ các đối tượng quy định tại Điều 9 Quy chế này giữa các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; từ Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ngược lại;
d) Biệt phái đối với Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Cán bộ điều tra mới được bổ nhiệm tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đi thực hiện nhiệm vụ Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
đ) Quyết định cử công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống đang công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trừ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương tham gia dự thi nâng ngạch công chức, viên chức; chuyển loại, nâng ngạch công chức; quyết định nghỉ hưu khi đủ điều kiện, thôi việc hoặc chuyển ngành theo nguyện vọng hoặc do sắp xếp, tinh giản biên chế;
e) Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ.
4. Thực hiện nhiệm vụ khác về công tác tổ chức cán bộ theo sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký các văn bản được quy định cụ thể trên.

Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Thực hiện quy định tại Điều 24 Quy chế này và các nhiệm vụ sau:

...

3. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký các văn bản sau:

a) Quyết định tuyển dụng công chức từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống vào làm việc tại đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Ký hợp đồng lao động với người lao động theo Nghị định số 68 vào làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở chỉ tiêu số lượng được phê duyệt, trừ đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Thông báo bằng văn bản để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đối với những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 4 Điều 21 Quy chế này;

d) Điều động công chức, viên chức, trừ các đối tượng quy định tại Điều 9 Quy chế này giữa các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; từ Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ngược lại;

đ) Quyết định cử công chức, viên chức và người lao động từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống đang công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trừ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương tham gia dự thi nâng ngạch công chức, viên chức; chuyển loại, nâng ngạch công chức hoặc chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức; quyết định nghỉ hưu khi đủ điều kiện, thôi việc hoặc chuyển ngành theo nguyện vọng hoặc do sắp xếp, tinh giản biên chế;

e) Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ.

...

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,072 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào