Vụ kiểm toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tất cả bao nhiêu phòng? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Vụ này?
Vụ kiểm toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng gì?
Tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
5. Vụ Dự báo, thống kê.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Tài chính - Kế toán.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Truyền thông.
13. Văn phòng.
14. Cục Công nghệ thông tin.
15. Cục Phát hành và kho quỹ.
16. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo đó, Vụ Kiểm toán nội bộ là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương.
Vụ kiểm toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tất cả bao nhiêu phòng? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Vụ này? (hình từ internet)
Vụ kiểm toán nội bộ có tất cả bao nhiêu phòng?
Tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
...
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định này thì Vụ Kiểm toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 4 phòng.
Vụ Kiểm toán nội bộ không được thực hiện những hành vi nào trong hoạt động kiểm toán nội bộ?
Tại Điều 17 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
d) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.
đ) Nhận hối lộ.
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.
g) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.
h) Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu (bao gồm cả thông tin, tài liệu có độ mật) liên quan đến kế hoạch, nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ, Đoàn kiểm toán nội bộ.
b) Cản trở, gây khó khăn cho công việc kiểm toán nội bộ.
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung kiểm toán nội bộ.
d) Mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm toán.
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài sản, tài chính, ngân sách.
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán nội bộ.
Như vậy, trong hoạt động kiểm toán nội bộ, Vụ Kiểm toán nội bộ không được thực hiện những hành vi sau:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
- Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.
- Nhận hối lộ.
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.
- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.
- Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.