Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo?

Cho hỏi: Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo? câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Hà Nội.

Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo?

Căn cứ tiểu mục 8 Mục I Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 quy định như sau:

HÌNH SỰ
...
8. Đối với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được. Trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng kết luận của Cơ quan chuyên môn để kết luận giá trị hàng hóa làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo có đúng không?
Trường hợp kết luận của cơ quan chuyên môn phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác thì có giá trị làm căn cứ chứng minh tội phạm.

Từ quy định này có thể kết luận, với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng kết luận của Cơ quan chuyên môn để kết luận giá trị hàng hóa làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo nếu kết luận của cơ quan chuyên môn phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác.

Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo?

Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo? (hình từ internet)

Khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội buôn lậu được quy định thế nào?

Tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội buôn lậu như sau:

Khung 01: Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khung 02: Phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03: Phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 04: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

- Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Lưu ý: Người phạm tội buôn lậu còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người phạm tội buôn lậu được tha tù trước thời hạn khi đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tha tù trước thời hạn có điều kiện
1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Có nơi cư trú rõ ràng;
d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;
đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;
e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.
...

Theo đó, người phạm tội buôn lậu có thể được tha tù trước thời hạn khi đáp ứng 06 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều, cụ thể như sau:

- Phạm tội lần đầu;

- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

- Có nơi cư trú rõ ràng;

- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

- Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Lưu ý người phạm tội phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn thuộc các trường hợp sau:

- Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng;

- Người đủ 70 tuổi trở lên;

- Người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

- Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,438 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào