Vợ nộp đơn ly hôn trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của chồng thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Tòa án nào?

Chồng tôi bỏ nhà đi đã lâu, không rõ nơi cư trú hiện nay. Tôi nộp đơn ly hôn nhưng tòa án không thụ lý vì anh ấy không có mặt tại địa phương. Cho tôi hỏi Việc này có đúng quy định pháp luật không? Tôi có thể thỏa thuận với chồng việc nơi nộp đơn ly hôn không?

Vợ có được nộp đơn ly hôn khi chồng bỏ nhà đi không có mặt ở địa phương không?

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Theo đó, khi chồng bỏ nhà đi đã lâu không có mặt ở địa phương thì chị có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Trường hợp khi chị nộp đơn yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây

Nộp đơn ly hôn

Vợ nộp đơn ly hôn trong trường hợp không biết nơi cư trú của chồng thì thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Vợ có thể thỏa thuận với chồng nơi nộp đơn ly hôn không?

Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết."

Theo đó, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình.

Đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân để giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Như vậy, nếu muốn nộp đơn ly hôn, chị phải nộp đơn ly hôn tại tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng đang cư trú. Nếu không xác định được chồng chị đang ở đâu nhưng vẫn có thể liên lạc được thì chị có thể xem xét thỏa thuận với chồng chị để thực hiện thủ tục khởi kiện tại nơi chị cư trú làm việc theo quy định nêu trên.

Vợ nộp đơn ly hôn trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của chồng thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Tòa án nào?

Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
..."

Theo đó, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,365 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào