Vợ có thể tiếp tục thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm khi chồng đã gửi tinh trùng trong bệnh viện nhưng qua đời sau đó được không?

Vợ chồng tôi kết hôn 10 năm nhưng không có con, chồng tôi gửi tinh trùng trong bệnh viện để chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm. Không may bốn tháng trước, chồng tôi qua đời vì tai nạn giao thông. Giờ tôi muốn thực hiện tiếp việc thụ tinh nhân tạo thì có được không?

Người muốn lưu giữ tinh trùng để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có thể thực hiện ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định:

"Điều 7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;
b) Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi;
c) Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản - nhi tư nhân;
d) Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn."

Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và quyết định được cấp một lần đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 8 Nghị định 10/2015/NĐ-CP.

Theo đó, nếu muốn lưu giữ tinh trùng để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có thể thực hiện tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu trên.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (Hình từ Internet)

Vợ chồng tôi kết hôn 10 năm nhưng không có con có được gửi tinh trùng để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?

Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi như sau:

"1. Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;
b) Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;
c) Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;
d) Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công."

Theo đó, chồng hoặc vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh có thể thực hiện việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi theo quy định nêu trên.

Vợ có thể thực hiện tiếp việc thụ tinh nhân tạo khi chồng đã gửi tinh trùng trong bệnh viện nhưng qua đời vì tai nạn giao thông được không?

Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi như sau:

"2. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản."

Như vậy, nếu sau khi chồng mất, chị gửi giấy khai tử hợp pháp kèm theo đơn đề nghị lưu giữ tinh trùng và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản thì bệnh viện vẫn sẽ lưu giữ và bảo quản tinh trùng chồng chị đã gửi.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc lưu giữ tinh trùng như sau:

"1. Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm."

Như vậy, nếu bệnh viện đang lưu giữ và bảo quản tinh trùng, bạn có quyền đề nghị bệnh viện sử dụng tinh trùng để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của vợ chồng vô sinh cần chuẩn bị những gì?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 11. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do."

Theo đó, hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm:

- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.

- Hồ sơ khám xác định vô sinh của vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,275 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào