Vợ chồng gửi đơn yêu cầu ly hôn thì có bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở không? Nếu có thì hòa giải được tiến hành ra sao?

Vợ chồng tôi sống chung không hạnh phúc nên tôi đã đề nghị ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Vì vậy, tôi đã làm hồ sơ ly hôn và đã gửi lên tòa để đơn phương ly hôn nhưng tòa bắt buộc tôi phải tiến hành hòa giải với chồng ở cơ sở trước. Tôi muốn biết, tôi có nhất thiết phải đi hòa giải tại cơ sở không? Nếu có thì tiến hành hòa giải ra sao? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Vợ hay chồng mới có quyền ly hôn?

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án."

Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Như vậy, để chấm dứt quan hệ vợ chồng thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Vợ chồng gửi đơn yêu cầu ly hôn thì có bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở không?

Vợ chồng gửi đơn yêu cầu ly hôn thì có bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở không?

Có những trường hợp ly hôn nào?

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

"Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Và theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, có hai trường hợp ly hôn, đó là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Tải về mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023: Tại Đây

Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây

Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về hòa giải ở cơ sở như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này."

Và theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

"Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở."

Như vậy, ly hôn không bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở mà đây chỉ là nhà nước khuyến khích để các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật.

Hòa giải trong ly hôn được tiến hành như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về căn cứ tiến hành hòa giải như sau:

"Điều 16. Căn cứ tiến hành hòa giải
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan."

Theo quy định tại Điều 21 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về tiến hành hòa giải như sau:

- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.

- Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.

- Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.

Như vậy, không bắt buộc bạn phải tiến hành hòa giải tại co sở. Tuy nhiên, khuyến khích bạn tiến hành hòa giải vì sẽ hạn chế được các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra. Và bạn có thể tham khảo tiến hành hòa giải như trên đã đề cập.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,056 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào