Vợ chồng con trai có được mời hòa giải viên để hòa giải mối quan hệ khi mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai đã ra ở riêng hay không?
- Mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
- Mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng vợ chồng con trai có được mời hòa giải viên để hòa giải ở tổ dân phố hay không?
- Vợ chồng con trai có được mời hòa giải viên hòa giải tại nhà riêng hay không?
Mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
Mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không? (Hình từ Internet)
Phạm vi hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP về phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:
Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và
cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án
theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp
dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm
của Luật xử lý vi phạm hành chính;
g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, trong trường hợp mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng thì thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng vợ chồng con trai có được mời hòa giải viên để hòa giải ở tổ dân phố hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về căn cứ tiến hành hòa giải như sau:
Căn cứ tiến hành hòa giải
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì trường hợp mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng thì vợ chồng con trai có quyền được mời hòa giải viên để hòa giải mối quan hệ ở tổ dân phố.
Vợ chồng con trai có được mời hòa giải viên hòa giải tại nhà riêng hay không?
Địa điểm, thời gian được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
Địa điểm, thời gian hòa giải
1. Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
Như vậy, vợ chồng con trai được mời hòa giải viên hòa giải tại nhà riêng của mình.
Tóm lại, mẹ chồng vì mâu thuẫn với vợ chồng con trai nên đã ra ở riêng thì vợ chồng con trai có quyền được mời hòa giải viên để hòa giải mối quan hệ ở tổ dân phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.