Vỏ bọc của nguồn phóng xạ kín về mặt vật lý và hóa học phải đảm bảo những yêu cầu nào? Chứng chỉ của nguồn phóng xạ kín gồm những nội dung gì?
Vỏ bọc của nguồn phóng xạ kín về mặt vật lý và hóa học phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Vỏ bọc của nguồn phóng xạ kín được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6853:2001 (ISO 2919 : 1999) về An toàn bức xạ - Nguồn phóng xạ kín - Yêu cầu chung và phân loại như sau:
Yêu cầu về tính năng
6.1. Yêu cầu chung
...
Hoạt độ phóng xạ của các nguồn kín đều phải được đánh giá. Việc này có thể được thực hiện từ kết quả đo lượng phóng xạ phát ra hoặc phân tích phóng xạ của mẻ vật liệu dùng để chế tạo.
Mẫu nguồn kín phải qua các thử nghiệm được quy định trong điều 7. Sự phân loại mẫu nguồn kín được quy định trong điều 4.
Mỗi nguồn kín phải có chứng chỉ ghi các kết quả thử nghiệm được quy định trong điều 9.
Mỗi nguồn kín phải được ghi nhãn được quy định trong điều 8.
Vỏ bọc của nguồn kín về mặt vật lý và hóa học phải phù hợp với vật liệu phóng xạ mà nó chứa. Trong trường hợp một nguồn kín được sản xuất bằng cách chiếu xạ trực tiếp, vỏ bọc không được chứa một lượng đáng kể vật liệu phóng xạ trừ khi vật liệu phóng xạ được gắn chặt vào trong vật liệu của vỏ bọc và chứng minh được rằng nguồn kín không rò rỉ.
Chất đánh dấu trong một nguồn kín mô phỏng phải tan được trong một dung môi không tác động đến vỏ bọc và phải có hoạt độ phóng xạ tối đa phù hợp với việc sử dụng nó trong môi trường thử nghiệm (ví dụ vào khoảng 1 MBq 137Cs)
...
Như vậy, theo quy định, vỏ bọc của nguồn phóng xạ kín về mặt vật lý và hóa học phải phù hợp với vật liệu phóng xạ mà nó chứa.
Trong trường hợp một nguồn kín được sản xuất bằng cách chiếu xạ trực tiếp, vỏ bọc không được chứa một lượng đáng kể vật liệu phóng xạ trừ khi vật liệu phóng xạ được gắn chặt vào trong vật liệu của vỏ bọc và chứng minh được rằng nguồn kín không rò rỉ.
Vỏ bọc của nguồn phóng xạ kín về mặt vật lý và hóa học phải đảm bảo những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Việc ghi nhãn nguồn phóng xạ kín được quy định thế nào?
Việc ghi nhãn nguồn phóng xạ kín được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6853:2001 (ISO 2919 : 1999) về An toàn bức xạ - Nguồn phóng xạ kín - Yêu cầu chung và phân loại như sau:
Ghi nhãn nguồn
Vỏ bọc và bộ nguồn phải được ghi nhãn bền chắc và dễ đọc với những thông tin theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) chữ "phóng xạ" nếu không in được dấu hiệu “phóng xạ” ( xem ISO 361);
b) tên gọi hoặc biểu trưng của nhà sản xuất;
c) số seri;
d) số khối và ký hiệu hóa học của hạt nhân phóng xạ;
e) nguyên tố dùng làm bia đối với nguồn nơtron.
Việc ghi nhãn vỏ bọc phải được thực hiện trước khi nguồn kín được thử nghiệm.
...
Như vậy, việc ghi nhãn nguồn phóng xạ kín được quy định cụ thể như sau:
Vỏ bọc và bộ nguồn phải được ghi nhãn bền chắc và dễ đọc với những thông tin theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(1) chữ "phóng xạ" nếu không in được dấu hiệu “phóng xạ”;
(2) tên gọi hoặc biểu trưng của nhà sản xuất;
(3) số seri;
(4) số khối và ký hiệu hóa học của hạt nhân phóng xạ;
(5) nguyên tố dùng làm bia đối với nguồn nơtron.
Lưu ý: Việc ghi nhãn vỏ bọc phải được thực hiện trước khi nguồn kín được thử nghiệm.
Chứng chỉ của nguồn phóng xạ kín gồm những nội dung gì?
Chứng chỉ của nguồn phóng xạ kín được quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6853:2001 (ISO 2919 : 1999) về An toàn bức xạ - Nguồn phóng xạ kín - Yêu cầu chung và phân loại như sau:
Chứng chỉ của nguồn
Mỗi nguồn kín hoặc lô hàng nguồn kín của nhà sản xuất phải có một chứng chỉ kèm theo
Trong chứng chỉ phải ghi rõ:
a) tên của nhà sản xuất;
b) sự phân hạng theo mã số ở điều 4 và số giấy chứng chỉ được phê duyệt dưới dạng đặc biệt nơi nào có thể;
c) số seri và mô tả vắn tắt, bao gồm ký hiệu hóa học và số khối của hạt nhân phóng xạ;
d) hoạt độ tổng phóng xạ ước tính của vật liệu phóng xạ được sử dụng hoặc từ kết quả đo xuất ra phóng xạ và số liệu hấp thụ;
e) lượng bức xạ phát ra, chẳng hạn suất phát xạ đối với nguồn gamma: suất kerma khí ở cách 1 m và theo một hướng quy định;
f) phương pháp được sử dụng, kết quả và ngày thử nghiệm nhiễm xạ bề mặt;
g) phương pháp được sử dụng, kết quả và ngày thử nghiệm sự rò rỉ.
Thí dụ về chứng chỉ cho nguồn kín được cho trong phụ lục B.
Chú thích - Ngoài ra khi thích hợp, chứng chỉ có thể còn bao gồm bản mô tả chi tiết của nguồn, đặc biệt là:
- đối với vỏ bọc: kích thước, vật liệu, độ dày và phương pháp làm kín
- đối với hoạt độ vật liệu phóng xạ: dạng hóa học và dạng vật lý, kích thước, khối lượng hay thể tích và các chi tiết về lượng tạp chất phóng xạ đáng kể.
...
Như vậy, theo quy định, trong chứng chỉ của nguồn phóng xạ kín gồm có:
(1) Tên của nhà sản xuất;
(2) Sự phân hạng theo mã số ở điều 4 và số giấy chứng chỉ được phê duyệt dưới dạng đặc biệt nơi nào có thể;
(3) Số seri và mô tả vắn tắt, bao gồm ký hiệu hóa học và số khối của hạt nhân phóng xạ;
(4) hHoạt độ tổng phóng xạ ước tính của vật liệu phóng xạ được sử dụng hoặc từ kết quả đo xuất ra phóng xạ và số liệu hấp thụ;
(5) Lượng bức xạ phát ra, chẳng hạn suất phát xạ đối với nguồn gamma: suất kerma khí ở cách 1 m và theo một hướng quy định;
(6) Phương pháp được sử dụng, kết quả và ngày thử nghiệm nhiễm xạ bề mặt;
(7) Phương pháp được sử dụng, kết quả và ngày thử nghiệm sự rò rỉ.
Ngoài ra khi thích hợp, chứng chỉ có thể còn bao gồm bản mô tả chi tiết của nguồn, đặc biệt là:
- Đối với vỏ bọc: kích thước, vật liệu, độ dày và phương pháp làm kín
- Đối với hoạt độ vật liệu phóng xạ: dạng hóa học và dạng vật lý, kích thước, khối lượng hay thể tích và các chi tiết về lượng tạp chất phóng xạ đáng kể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.