Việt Nam có được phép khám xét tàu bay dân dụng quốc tế khi hạ cánh và khởi hành tại Việt Nam không?

Cho em hỏi trong trường hợp nào thì Việt Nam được khám xét tàu bay dân dụng quốc tế khi đến đất nước mình? Tạm giữ và bắt giữ tàu bay dân dụng ở Việt Nam được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Việt Nam có được khám xét tàu bay dân dụng quốc tế không khi hạ cánh và khởi hành tại Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 16 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế quy định như sau:

"Điều 16. Khám xét tầu bay
Nhà chức trách có thẩm quyền của mỗi Quốc gia ký kết có quyền khám xét tầu bay của các Quốc gia ký kết khác khi hạ cánh hoặc khởi hành và có quyền kiểm tra chứng chỉ và các giấy tờ khác được Công ước này quy định, nhưng không được gây chậm trễ vô lý."

Như vậy Việt Nam có quyền khám xét tàu bay của các Quốc gia ký kết khác khi hạ cánh hoặc khởi hành và có quyền kiểm tra chứng chỉ và các giấy tờ khác được Công ước về hàng không dân dụng quốc tế quy định.

Việc khám xét tàu bay tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau:

"Điều 45. Khám xét tàu bay
1. Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết định khám xét tàu bay trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không, an toàn hàng không;
b) Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.
2. Người quyết định khám xét tàu bay có trách nhiệm thông báo cho người chỉ huy tàu bay và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi khám xét.
3. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho Giám đốc Cảng vụ hàng không về quyết định khám xét tàu bay để phối hợp thực hiện."

Tạm giữ tàu bay dân dụng tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

"Điều 43. Tạm giữ tàu bay
1. Tàu bay có thể bị tạm giữ khi xảy ra các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;
b) Không khắc phục các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;
c) Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận chuyển hàng không;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở trong tàu bay;
đ) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không có quyền tạm giữ tàu bay. Quyết định tạm giữ tàu bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tàu bay thì quyết định đó có hiệu lực ngay. Quyết định tạm giữ tàu bay phải được gửi ngay sau đó cho Cảng vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.
4. Việc tạm giữ tàu bay được chấm dứt khi các hành vi vi phạm đã được xử lý theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm giữ tàu bay đề nghị chấm dứt tạm giữ."

Khám xét tàu bay dân dụng

Tàu bay dân dụng (Hình từ Internet)

Bắt giữ tàu bay dân dụng tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

"Điều 44. Bắt giữ tàu bay
1. Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà Toà án áp dụng đối với tàu bay vì lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ việc bắt giữ tàu bay để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở hữu.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định của Luật này.
3. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải bảo đảm tài chính theo hình thức và giá trị do Toà án ấn định tương đương với thiệt hại có thể gây ra cho tàu bay do việc bắt giữ tàu bay.
4. Trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ, người vận chuyển, người khai thác tàu bay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.
5. Việc bắt giữ tàu bay được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các khoản nợ đã được thanh toán đầy đủ;
b) Đã áp dụng biện pháp bảo đảm thay thế;
c) Người yêu cầu bắt giữ đề nghị thôi bắt giữ.
6. Thủ tục bắt giữ tàu bay thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,422 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào