Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là bao nhiêu năm?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
- Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là bao nhiêu năm?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những quyền hạn gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định số lượng Kiểm sát viên theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 3 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
...
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
...
Theo đó, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
...
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền quyết định số lượng Kiểm sát viên theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định số lượng Kiểm sát viên theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.