Viện Nghiên cứu Thương mại là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thương mại bao gồm những ai?

Xin cho hỏi là Viện Nghiên cứu Thương mại là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên cứu Thương mại là gì? Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Thương mại như thế nào? Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thương mại bao gồm những ai? - Câu hỏi của chị Hoài Thương (TP. HCM).

Viện Nghiên cứu Thương mại là tổ chức trực thuộc cơ quan nào?

Viện Nghiên cứu Thương mại

Viện Nghiên cứu Thương mại (Hình từ Internet)

Theo Điều 1 Quyết định 2466/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:

Vị trí và chức năng
Viện Nghiên cứu Thương mại là tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển thương mại và thị trường; xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thương mại và thị trường; quan hệ thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đào tạo, tư vấn và thông tin khoa học về thương mại, thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Viện Nghiên cứu Thương mại có tên giao địch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Institute of Trade Research; Tên viết tắt: VIT.
Trụ sở chính của Viện đặt tại Thành phố Hà Nội.

Theo đó, Viện Nghiên cứu Thương mại là tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương.

Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện chức năng:

- Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển thương mại và thị trường;

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thương mại và thị trường;

- Quan hệ thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

- Đào tạo, tư vấn và thông tin khoa học về thương mại, thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên cứu Thương mại là gì?

Theo Điều 2 Quyết định 2466/QĐ-BCT năm 2013 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên cứu Thương mại như sau:

- Nghiên cứu và cung cấp luận cứ khoa học trong các lĩnh vực thương mại và thị trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và phát triển thương mại bền vững của ngành Công Thương;

- Nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia với các đơn vị có liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án phát triển thương mại và chính sách, phát triển thương mại theo phân công của Bộ trưởng;

- Nghiên cứu quan hệ kinh tế, thương mại thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

- Nghiên cứu tổng hợp, dự báo về thương mại và thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam;

- Đào tạo sau đại học về quản lý và kinh doanh thương mại; tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thương mại và thị trường theo quy định của pháp luật;

- Tư vấn về thương mại và thị trường cho các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu theo quy định của pháp luật;

- Lưu trữ, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học, biên tập, xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm nghiên cứu khoa học về thương mại và thị trường;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo về thương mại và thị trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;

- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ;

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, viên chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ;

- Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của Nhà nước và pháp luật;

- Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết về hoạt động khoa học và công nghệ của Viện theo quy định của pháp luật và Bộ Công Thương;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao;

- Viện Nghiên cứu Thương mại được thực hiện các quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thực hiện việc đăng ký hoạt động và tổ chức hoạt động theo lĩnh vực khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Thương mại như thế nào?

Theo Điều 3 Quyết định 2466/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:

Tổ chức bộ máy của Viện gồm:
1. Văn phòng;
2. Ban Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại;
3. Ban Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại;
4. Ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường;
5. Ban Nghiên cứu môi trường và phát triển thương mại bền vững;
6. Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo;
7. Phòng Thông tin - Thư viện;
8. Tạp chí Nghiên cứu Thương mại;
9. Trung tâm Tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại;
10. Chi nhánh Viện Nghiên cứu thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh;
11. Trung tâm Tham vấn về WTO.
Trung tâm Tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại và Chi nhánh Viện Nghiên cứu thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị thuộc Viện do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Viện trưởng.

Theo đó, tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Thương mại bao gồm 01 Văn phòng, 04 Ban Nghiên cứu, 02 Phòng, 02 Trung tâm, 01 Tạp chí Nghiên cứu Thương mại và 01 Chi nhánh Viện Nghiên cứu thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thương mại bao gồm những ai?

Theo Điều 4 Quyết định 2466/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:

Lãnh đạo Viện
1. Viện Nghiên cứu Thương mại có:
a) Hội đồng quản lý Viện.
Việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý Viện do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.
b) Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành: điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện; quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Viện.
3. Viện trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện tại Điều 3 Quyết định này.
4. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện; Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Như vậy, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thương mại gồm có:

- Hội đồng quản lý Viện;

Việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý Viện do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.

- Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.

Viện trưởng, các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,972 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào