Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm triển khai hoạt động khoa học và công nghệ theo các phương thức nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm triển khai hoạt động khoa học và công nghệ theo các phương thức nào? Câu hỏi của anh Nhật Long đến từ Ninh Thuận.

Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm ban hành kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BCN năm 2004, có quy định như sau:

Viện là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp và một số hoạt động có thu từ các đề tài, dự án, sản xuất thực nghiệm và dịch vụ khoa học - công nghệ, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước (kể cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm có tư cách pháp nhân.

Viện nghiên cứu

Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm (Hình từ Internet)

Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm triển khai hoạt động khoa học và công nghệ theo các phương thức nào?

Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm ban hành kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BCN năm 2004, có quy định về việc triển khai thực hiện các hoạt động và công nghệ theo các phương thức như sau:

Viện triển khai thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo các phương thức sau:
1. Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm do Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao thông qua kế hoạch khoa học, công nghệ và các hợp đồng nghiên cứu hàng năm.
2. Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ ngành dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh - doanh ở trong và ngoài nước.
3. Triển khai, ứng dụng, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm, bảo vệ môi trường, hoạt động thông tin, tư vấn và dịch vụ khoa học - kỹ thuật cho các đối tượng có nhu cầu.
4. Tham gia đấu thầu tuyển chọn các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cơ sở.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm triển khai hoạt động khoa học và công nghệ theo các phương thức sau:

- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm do Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao thông qua kế hoạch khoa học, công nghệ và các hợp đồng nghiên cứu hàng năm.

- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ ngành dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh - doanh ở trong và ngoài nước.

- Triển khai, ứng dụng, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm, bảo vệ môi trường, hoạt động thông tin, tư vấn và dịch vụ khoa học - kỹ thuật cho các đối tượng có nhu cầu.

- Tham gia đấu thầu tuyển chọn các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cơ sở

Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm có trách nhiệm như thế nào về kết quả nghiên cứu khoa học do Viện tạo ra?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm ban hành kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BCN năm 2004, có quy định về viện có trách trách nhiệm và quyền hạn đối với các kết quả nghiên cứu khoa học do Viện tạo ra như sau:

Viện có trách trách nhiệm và quyền hạn đối với các kết quả nghiên cứu khoa học do Viện tạo ra, cụ thể:
1. Đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả) tại cơ quan quản lý nhà nước và yêu cầu Nhà nước bảo hộ.
2. Đối với các kết quả (kể cả mẫu vật, sản phẩm) nghiên cứu khoa học thuộc quyền sở hữu của bên đặt hàng và bên ký hợp đồng nghiên cứu, Viện có trách nhiệm:
a) Bảo quản an toàn và giữ bí mật theo quy định của Nhà nước;
b) Được công bố, trao đổi hoặc chuyển giao khi được cơ quan nhà nước cho phép hoặc bên ký hợp đồng thoả thuận.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm có trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học do Viện tạo ra như sau:

- Bảo quản an toàn và giữ bí mật theo quy định của Nhà nước;

- Được công bố, trao đổi hoặc chuyển giao khi được cơ quan nhà nước cho phép hoặc bên ký hợp đồng thoả thuận.

Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm có nguồn tài chính để bảm đảm các hoạt động ở đâu?

Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm ban hành kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BCN năm 2004, có quy định về nguồn tài chính bảo đảm hoạt động của Viện như sau:

Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động của Viện, gồm có:
1. Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ do Nhà nước cấp, bao gồm: Tiền lương, chi phí hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cơ sở.
2. Nguồn thu được từ các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ.
3. Kinh phí thu được do triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học - kỹ thuật và kiểm định hàng hoá.
4. Kinh phí từ hợp tác nghiên cứu, tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
5. Nguồn vay tín dụng, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên trong và ngoài Viện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Vốn tự bổ sung do hoạt động của Viện sau khi làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm có các nguồn tài chính để bảm đảm các hoạt động như sau:

- Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ do Nhà nước cấp, bao gồm: Tiền lương, chi phí hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cơ sở.

- Nguồn thu được từ các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ.

- Kinh phí thu được do triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học - kỹ thuật và kiểm định hàng hoá.

- Kinh phí từ hợp tác nghiên cứu, tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

- Nguồn vay tín dụng, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên trong và ngoài Viện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Vốn tự bổ sung do hoạt động của Viện sau khi làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

923 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào