Viện Kinh tế xây dựng phải lưu giữ các tài liệu như thế nào? Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho những hoạt động gì của Viện Kinh tế xây dựng?
Viện Kinh tế xây dựng phải lưu giữ các tài liệu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kinh tế xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 526/QĐ-BXD năm 2014, có quy định về việc lưu trữ và tiếp cận hồ sơ, tài liệu của Viện như sau:
Việc lưu trữ và tiếp cận hồ sơ, tài liệu của Viện.
1. Việc lưu trữ và tiếp cận hồ sơ, tài liệu của Viện phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Viện phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
2.1. Quyết định thành lập; Quy chế tổ chức và hoạt động; các văn bản sửa đổi bổ sung quy chế và các quy chế quản lý khác của Viện.
2.2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ, đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghệ, trí tuệ..., các giấy phép và giấy chứng nhận khác.
2.3. Tài liệu giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giao đất của Viện.
2.4. Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính định kỳ.
2.5. Các kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập.
2.6. Các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, các dự án đã được phê duyệt, các quyết định đã được thông qua.
2.7. Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật và của Viện.
3. Viện phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 của Điều này tại trụ sở chính; thời gian lưu giữ theo quy định của pháp luật.
4. Viện trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện lưu giữ, quản lý và bảo mật hồ sơ tài liệu của Viện.
5. Viện trưởng có trách nhiệm báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu đối với cơ quan chủ quản (hoặc đại diện cơ quan chủ quản) để thực hiện quyền của cơ quan chủ quản được quy định tại quy chế này khi có yêu cầu.
6. Viện trưởng có quyền yêu cầu các Phó viện trưởng, Kế toán trưởng và các cán bộ quản lý của Viện cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện trưởng.
7. Cán bộ, viên chức, người lao động trong Viện có quyền tìm hiểu thông tin về Viện thông qua hội nghị công nhân viên chức và Ban thanh tra nhân dân.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Kinh tế xây dựng phải lưu giữ các tài liệu như sau:
- Quyết định thành lập; Quy chế tổ chức và hoạt động; các văn bản sửa đổi bổ sung quy chế và các quy chế quản lý khác của Viện.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ, đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghệ, trí tuệ..., các giấy phép và giấy chứng nhận khác.
- Tài liệu giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giao đất của Viện.
- Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính định kỳ.
- Các kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập.
- Các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, các dự án đã được phê duyệt, các quyết định đã được thông qua.
- Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật và của Viện.
Viện Kinh tế xây dựng phải lưu giữ các tài liệu như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho những hoạt động gì của Viện Kinh tế xây dựng?
Căn cứ tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 20 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kinh tế xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 526/QĐ-BXD năm 2014, có quy định về công tác tài chính, kế toán như sau:
Công tác tài chính, kế toán
1. Viện Kinh tế xây dựng thực hiện chế độ tài chính theo các quy định hiện hành áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu; chấp hành nghiêm chỉnh Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về công tác tài chính, kế toán.
2. Nguồn tài chính
2.1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cơ quan quản lý cấp trên giao trực tiếp, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, môi trường và nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế (thông qua các chương trình, đề tài, dự án...).
c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức của Viện.
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
e) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).
g) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.
h) Vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
i) Kinh phí khác (nếu có).
…
Như vậy, theo quy định trên thì ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho những hoạt động của Viện Kinh tế xây dựng như sau:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cơ quan quản lý cấp trên giao trực tiếp, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, môi trường và nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế (thông qua các chương trình, đề tài, dự án...).
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức của Viện.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.
- Vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tài chính của Viện Kinh tế xây dựng dùng để chi những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kinh tế xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 526/QĐ-BXD năm 2014, có quy định về công tác tài chính, kế toán như sau:
Công tác tài chính, kế toán
…
3. Nội dung chi
3.1. Chi thường xuyên, gồm:
a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
b) Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc.
3.2. Chi không thường xuyên:
a) Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế.
b) Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.
c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
đ) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).
e) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
g) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài.
h) Chi thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kinh tế và thị trường thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
i) Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước.
k) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài chính của Viện Kinh tế xây dựng dùng để chi những nội dung sau:
- Chi thường xuyên:
+ Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
+ Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc.
- Chi không thường xuyên:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế.
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.
+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài.
+ Chi thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kinh tế và thị trường thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước.
+ Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.