Viện kiểm sát kiến nghị Tòa án hủy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà Tòa án không hủy thì xử lý như thế nào?
- Viện kiểm sát kiến nghị Tòa án hủy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà Tòa án không hủy thì xử lý như thế nào?
- Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn sẽ có bao nhiêu Thẩm phán tiến hành?
- Việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như thế nào?
Viện kiểm sát kiến nghị Tòa án hủy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà Tòa án không hủy thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên thấy có đủ các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để đề nghị Chánh án Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Kiểm sát viên kiểm sát việc giao, gửi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn theo khoản 2 Điều 457 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn sơ thẩm được thực hiện theo Điều 462 và Điều 463 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Chánh án Tòa án không còn đủ điều kiện thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để kiến nghị với Chánh án Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và áp dụng thủ tục chung để giải quyết vụ án.
Nếu Chánh án Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn không hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì Kiểm sát viên tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án theo quy định tại Chương XXXI Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Trường hợp vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn điều tra, truy tố nhưng đến giai đoạn xét xử, Chánh án Tòa án không tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn mà Kiểm sát viên thấy việc không áp dụng thủ tục rút gọn của Chánh án Tòa án là không đúng pháp luật thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để kiến nghị với Chánh án Tòa án.
Theo đó, Viện kiểm sát kiến nghị Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà Tòa án không hủy bỏ thì Kiểm sát viên tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn (Hình từ Internet)
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn sẽ có bao nhiêu Thẩm phán tiến hành?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 463 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Phiên tòa xét xử sơ thẩm
1. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
2. Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.
3. Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.
Theo đó, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn sẽ có 01 Thẩm phán tiến hành.
Và sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.
Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.
Việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 462 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án;
d) Đình chỉ vụ án.
2. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.
Như vậy, việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.