Viện kiểm sát kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự như thế nào?
- Viện kiểm sát kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự như thế nào?
- Báo cáo kết quả kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật phải có các nội dung chính nào?
- Ban hành kết luận kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật căn cứ vào đâu? Nội dung kết luận kiểm tra gồm những gì?
Viện kiểm sát kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra
Khi tiến hành kiểm tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được phân công kiểm tra thực hiện các thủ tục sau:
1. Yêu cầu người có đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; yêu cầu Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật giải trình và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại.
2. Kiểm tra nội dung đơn đề nghị và những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người đề nghị kiểm tra đã cung cấp.
3. Kiểm tra nội dung văn bản giải trình của Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
4. Kiểm tra về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết khiếu nại.
5. Trong trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan thấy chưa rõ hoặc có dấu hiệu của việc oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người được phân công kiểm tra tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; trực tiếp kiểm tra, xem xét hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Trường hợp cần thiết, nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại đang trong quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định, giám định lại; nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại không còn trong quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra trưng cầu giám định, giám định lại.
Theo quy định trên, khi tiến hành kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được phân công kiểm tra thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Yêu cầu người có đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; yêu cầu Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật giải trình và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Kiểm tra nội dung đơn đề nghị và những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người đề nghị kiểm tra đã cung cấp.
Bước 3: Kiểm tra nội dung văn bản giải trình của Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Bước 4: Kiểm tra về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Trong trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan thấy chưa rõ hoặc có dấu hiệu của việc oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người được phân công kiểm tra tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; trực tiếp kiểm tra, xem xét hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Trường hợp cần thiết, nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại đang trong quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định, giám định lại.
Nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại không còn trong quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra trưng cầu giám định, giám định lại.
Kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật (Hình từ Internet)
Báo cáo kết quả kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật phải có các nội dung chính nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Kết thúc kiểm tra
1. Báo cáo kết quả kiểm tra
Trên cơ sở kết quả kiểm tra và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, người được phân công kiểm tra báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra trình người có thẩm quyền quyết định. Báo cáo kết quả kiểm tra phải có các nội dung chính sau:
a) Nội dung vụ việc dẫn đến khiếu nại;
b) Quá trình giải quyết khiếu nại;
c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại; kết luận về tính đúng, sai của quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
d) Đề xuất nội dung kết luận kiểm tra: Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn đề nghị; việc xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại; Giải quyết các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
...
Theo đó, trên cơ sở kết quả kiểm tra và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, người được phân công kiểm tra báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra trình người có thẩm quyền quyết định.
Báo cáo kết quả kiểm tra phải có các nội dung chính sau:
- Nội dung vụ việc dẫn đến khiếu nại;
- Quá trình giải quyết khiếu nại;
- Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại; kết luận về tính đúng, sai của quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
- Đề xuất nội dung kết luận kiểm tra:
+ Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn đề nghị;
+ Việc xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại;
+ Giải quyết các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
Ban hành kết luận kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật căn cứ vào đâu? Nội dung kết luận kiểm tra gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về ban hành kết luận kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra như sau:
- Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra đã được phê duyệt, người được phân công kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và văn bản thông báo kết quả kiểm tra gửi người có đơn đề nghị để trình người có thẩm quyền ký ban hành.
- Nội dung kết luận kiểm tra gồm:
+ Nội dung vụ việc dẫn đến khiếu nại;
+ Kết quả giải quyết khiếu nại trước đó;
+ Kết quả xác minh;
+ Kết luận về tính đúng, sai của quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng, vụ việc có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản về nội dung giải quyết khiếu nại trước đó thì ngoài việc ban hành kết luận kiểm tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra còn phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Đối với các quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra ban hành quyết định hủy bỏ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.