Viện kiểm sát được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nào? Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có những nội dung gì?
Viện kiểm sát được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như sau:
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Như vậy, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp sau:
+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Viện kiểm sát được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 154 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về quyết định khởi tố vụ án hình sự như sau:
Quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung sau:
- Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
- Văn bản tố tụng ghi rõ:
+ Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
+ Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
+ Nội dung của văn bản tố tụng;
+ Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Không được khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự như sau:
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
+ Không có sự việc phạm tội;
+ Hành vi không cấu thành tội phạm;
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Tội phạm đã được đại xá;
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
+ Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.