Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm?

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm? Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định như thế nào?

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm?

Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 thì Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ sau đây trong hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm:

- Thực hiện các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định đối với thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm; dụng cụ, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm;

- Kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm;

- Kiểm nghiệm, đánh giá, chứng nhận tính an toàn của các chất hóa học và sinh học sử dụng trong chuỗi thực phẩm;

- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu khó, phức tạp, vượt quá khả năng kỹ thuật của các địa phương;

- Thực hiện kiểm nghiệm kiểm chứng để đưa ra kết quả cuối cùng làm cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu nại về kiểm nghiệm thực phẩm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Thực hiện lấy mẫu, kiểm nghiệm các mẫu thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo quy định;

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về sản phẩm nhập khẩu theo chỉ định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện giám định, chứng nhận sản phẩm thực phẩm theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước;

- Đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định, đánh giá, kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị, dụng cụ, bộ xét nghiệm, quy trình liên quan đến kiểm nghiệm, sản xuất và chế biến đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Thiết lập, cung cấp vật liệu chuẩn, vật liệu đối chiếu, mẫu chuẩn, mẫu thử nghiệm, bộ xét nghiệm nhanh dùng trong kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm;

- Giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm?

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm? (hình từ internet)

Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định như thế nào?

Theo căn cứ tại Điều 12 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia như sau:

- Các phòng chức năng:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính;

+ Phòng Kế hoạch, Vật tư và Công nghệ thông tin;

+ Phòng Tài chính - Kế toán;

+ Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

+ Phòng Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu.

- Các khoa chuyên môn:

+ Khoa Vi sinh và biến đổi gen;

+ Khoa Đảm bảo chất lượng;

+ Khoa Dinh dưỡng và phụ gia thực phẩm;

+ Khoa Độc học và dị nguyên;

+ Khoa Nghiên cứu và phát triển;

+ Khoa Tồn dư và ô nhiễm hóa chất;

+ Khoa Kim loại và vi khoáng;

+ Khoa Động thực vật thực nghiệm.

- Trung tâm: Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật.

- Tạp chí: Tạp chí Kiểm nghiệm và an toàn thực phẩm.

Ngoài các tổ chức, đơn vị quy định trên, Viện trưởng xây dựng đề án, đề xuất với cấp có thẩm quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các bộ phận, tổ chức khác trực thuộc Viện khi có đủ điều kiện và theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Viện trưởng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị thuộc Viện.

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có bao nhiêu Viện trưởng và Phó viện trưởng?

Theo căn cứ tại Điều 10 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:

Lãnh đạo Viện
Viện có 01 Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng.
Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác của Viện, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Như vậy, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có 01 Viện trưởng và và không quá 03 Phó Viện trưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
437 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào