Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có tối đa bao nhiêu Phó Viện trưởng? Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào?
Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có tối đa bao nhiêu Phó Viện trưởng?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
a) Lãnh đạo Viện
Lãnh đạo Viện gồm có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng, số lượng Phó Viện trưởng thực hiện theo quy định pháp luật và của Bộ.
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Viện.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Viện; được Viện trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Theo quy định trước đây thì sẽ có không quá 03 (ba) Phó Viện trưởng, tuy nhiên theo quy định mới thì không còn quy định số lượng cụ thể mà thực hiện theo quy định pháp luật và của Bộ Tư pháp.
Trước đây, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 2042/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Viện:
Lãnh đạo Viện gồm có Viện trưởng và không quá 03 (ba) Phó Viện trưởng.
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Viện.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Viện; được Viện trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
...
b) Các tổ chức trực thuộc Viện:
- Phòng Quản lý khoa học và Hành chính - Tổng hợp;
- Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế;
- Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Viện do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Viện do Viện trưởng quy định.
...
Theo đó, viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc sau:
- Phòng Quản lý khoa học và Hành chính - Tổng hợp;
- Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế;
- Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
Trước đây, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 2042/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
...
b) Các tổ chức trực thuộc Viện:
- Phòng Quản lý khoa học và Hành chính - Tổng hợp;
- Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế;
- Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Viện do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Viện do Viện trưởng quy định.
2. Số lượng người làm việc của Viện do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.
Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong công tác thông tin khoa học pháp lý?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về quản lý công tác nghiên cứu khoa học pháp lý:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, 05 năm và hàng năm của Bộ;
b) Tổ chức tư vấn, xét chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở theo quy định; thực hiện việc ký hợp đồng triển khai các nhiệm vụ khoa học theo quy định pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
c) Tổ chức thẩm định, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và các nhiệm vụ khoa học khác do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao hoặc yêu cầu;
d) Thực hiện việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học có sử dụng một phần hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác của Bộ theo quy định pháp luật; xử lý và cập nhật thông tin về nhiệm vụ khoa học đang tiến hành; theo dõi việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học đã được phê duyệt;
d) Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố kết quả nghiên cứu khoa học; đề nghị khen thưởng và xét tặng giải thưởng khoa học;
e) Đề xuất với Bộ trưởng về định hướng khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ; thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
h) Tham gia xây dựng, thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp dữ liệu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
i) Xây dựng kế hoạch, lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ; quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước; thẩm định nội dung, kinh phí các nhiệm vụ khoa học.
...
Như vậy, trong công tác thông tin khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trên.
Trước đây, tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 2042/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học pháp lý như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Viện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
6. Về công tác thông tin khoa học pháp lý:
a) Biên soạn, phát hành Đặc san thông tin khoa học pháp lý và các ấn phẩm khác trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật;
b) Thu thập, cập nhật, xử lý, lưu giữ các tài liệu, tư liệu, dữ liệu, số liệu nhằm tạo lập và phát triển nguồn tin khoa học pháp lý;
c) Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin khoa học pháp lý phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học;
d) Quản lý và tổ chức khai thác thư viện, thông tin, tư liệu phục vụ cho hoạt động của Bộ, Ngành;
đ) Xây dựng, quản lý khai thác cơ sở dữ liệu tài liệu, tư liệu khoa học pháp lý phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và dịch vụ khoa học pháp lý;
e) Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin khoa học pháp lý;
g) Quản lý, điều hành trang thông tin điện tử (Website) của Viện;
h) Công bố các thông tin khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Viện trên trang thông tin điện tử của Viện theo quy định của pháp luật;
i) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin khoa học pháp lý.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.