Viên chức quốc phòng được thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam khi nào? Viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi đáp ứng các điều kiện gì?
Viên chức quốc phòng được thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam khi nào?
Căn cứ vào Điều 32 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Trường hợp thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
1. Hết hạn tuổi phục vụ cao nhất theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí.
3. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này.
4. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
5. Có nguyện vọng thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Như vậy, viên chức quốc phòng được thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam khi thuộc các trường hợp sau:
- Hết hạn tuổi phục vụ cao nhất (nam 60 tuổi; nữ 55 tuổi).
- Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
- Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
- Có nguyện vọng thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Theo Điều 33 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì có các hình thức thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của viên chức quốc phòng bao gồm:
- Nghỉ hưu.
- Chuyển ngành.
- Thôi việc.
Viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi đáp ứng các điều kiện gì?
Viên chức quốc phòng được thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 34 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của viên chức quốc phòng như sau:
- Viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi được nghỉ hưu;
+ Trường hợp viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
- Viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
- Viên chức quốc phòng thôi việc trong trường hợp sau:
+ Khi chưa hết hạn tuổi phục vụ quy định tại Điều 31 của Luật này mà có nguyện vọng xin thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
- Do thay đổi tổ chức biên chế quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng mà không thuộc quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 34;
- Trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật này chưa đủ điều kiện nghỉ hưu.
Viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định như sau:
Điều kiện nghỉ hưu và chế độ, chính sách khi nghỉ hưu
...
2. Công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định thôi phục vụ trong Quân đội, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54, khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Điều 6 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng;
c) Trường hợp chưa đủ điều kiện theo hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
Như vậy, viên chức quốc phòng có quyết định thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019); Điều 6 Nghị định 115/2015/NĐ-CP (Điều này hết hiệu lực bởi điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2020/NĐ-CP);
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng;
- Trường hợp chưa đủ điều kiện theo hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.