Viên chức lãnh sự gồm những ai? Việc hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự được thực hiện như thế nào?
Viên chức lãnh sự gồm những ai?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 1 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành quy định năm 1963 như sau:
a) "Cơ quan lãnh sự" có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán;
b) "Khu vực lãnh sự" có nghĩa là khu vực dành cho một cơ quan lãnh sự để thực hiện chức năng lãnh sự;
c) "Người đứng đầu cơ quan lãnh sự" có nghĩa là người được bổ nhiệm hoạt động trên cương vị đó;
d) "Viên chức lãnh sự" có nghĩa là bất cứ người nào, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự, được uỷ nhiệm thực hiện các chức năng lãnh sự trên cương vị đó;
e) "Nhân viên lãnh sự" có nghĩa là bất cứ người nào được tuyển dụng làm công việc hành chính hoặc kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự;
...
Như vậy, viên chức lãnh sự gồm bất cứ người nào, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự, được uỷ nhiệm thực hiện các chức năng lãnh sự trên cương vị đó.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Việc hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự
1. Trong một nước mà Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao và cũng không uỷ nhiệm một cơ quan đại diện ngoại giao của một nước thứ ba làm đại diện, thì với sự đồng ý Nước tiếp nhận và không ảnh hưởng đến quy chế lãnh sự của mình, một viên chức lãnh sự có thể được phép hoạt động ngoại giao. Việc viên chức lãnh sự thực hiện những hoạt động như vậy không tạo cho người đó bất kỳ cơ sở nào để đòi hỏi các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
2. Sau khi đã gửi thông báo cho Nước tiếp nhận, một viên chức lãnh sự có thể hoạt động với tư cách đại diện cho Nước cử tại bất kỳ tổ chức liên Chính phủ nào. Khi hoạt động như vậy, người đó được hưởng mọi quyền ưu đãi và miễn trừ mà luật tập quán quốc tế hoặc các điều ước quốc tế dành cho một người đại diện như thế. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng lãnh sự, người đó không được hưởng quyền miễn trừ xét xử lớn hơn quyền miễn trừ xét xử mà một viên chức lãnh sự được hưởng theo Công ước này.
Theo đó thì việc hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự được thực hiện như sau:
- Trong một nước mà Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao và cũng không uỷ nhiệm một cơ quan đại diện ngoại giao của một nước thứ ba làm đại diện, thì với sự đồng ý Nước tiếp nhận và không ảnh hưởng đến quy chế lãnh sự của mình, một viên chức lãnh sự có thể được phép hoạt động ngoại giao. Việc viên chức lãnh sự thực hiện những hoạt động như vậy không tạo cho người đó bất kỳ cơ sở nào để đòi hỏi các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
- Sau khi đã gửi thông báo cho Nước tiếp nhận, một viên chức lãnh sự có thể hoạt động với tư cách đại diện cho Nước cử tại bất kỳ tổ chức liên Chính phủ nào. Khi hoạt động như vậy, người đó được hưởng mọi quyền ưu đãi và miễn trừ mà luật tập quán quốc tế hoặc các điều ước quốc tế dành cho một người đại diện như thế. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng lãnh sự, người đó không được hưởng quyền miễn trừ xét xử lớn hơn quyền miễn trừ xét xử mà một viên chức lãnh sự được hưởng theo Công ước này.
Nước cử có thể cử người có quốc tịch của Nước tiếp nhận làm viên chức lãnh sự không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Quốc tịch của viên chức lãnh sự
1. Về nguyên tắc, viên chức lãnh sự phải là người có quốc tịch Nước cử.
2. Không được cử người có quốc tịch của Nước tiếp nhận làm viên chức lãnh sự trừ khi được Nước đó đồng ý rõ ràng và bất cứ lúc nào Nước đó cũng có thể rút lại sự đồng ý ấy.
3. Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền như vậy đối với công dân một Nước thứ ba không đồng thời là công dân nước cử.
Như vậy, Nước cử không được cử người có quốc tịch của Nước tiếp nhận làm viên chức lãnh sự trừ khi được Nước đó đồng ý rõ ràng và bất cứ lúc nào Nước đó cũng có thể rút lại sự đồng ý ấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.