Viên chức Hộ sinh hạng 3 phải có thời gian giữ chức vụ bao lâu thì được xét thăng hạng lên viên chức Hộ sinh hạng 2?
- Viên chức Hộ sinh hạng 3 phải có thời gian giữ chức vụ bao lâu thì được xét thăng hạng lên viên chức Hộ sinh hạng 2?
- Viên chức Hộ sinh hạng 3 tại các cơ sở y tế công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Viên chức Hộ sinh hạng 3 có nhiệm vụ gì trong công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh?
Viên chức Hộ sinh hạng 3 phải có thời gian giữ chức vụ bao lâu thì được xét thăng hạng lên viên chức Hộ sinh hạng 2?
Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) như sau:
Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14
...
3. Tiêu chuẩn về năng, lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
...
Theo đó, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 3 lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 3 hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng 3 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức Hộ sinh hạng 3 tại các cơ sở y tế công lập (Hình từ Internet)
Viên chức Hộ sinh hạng 3 tại các cơ sở y tế công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định như sau:
Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Hộ sinh.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).
...
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức Hộ sinh hạng 3 tại các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Hộ sinh.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).
Viên chức Hộ sinh hạng 3 có nhiệm vụ gì trong công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14
1. Nhiệm vụ:
a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:
Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;
Chủ trì, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Lập kế hoạch theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí kịp thời, tiên lượng, báo cáo quá trình xử trí và những diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo các hộ sinh cấp thấp hơn xử trí diễn biến bất thường;
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra kỹ thuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;
Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;
Lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;
Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc ghi chép hồ sơ theo quy định;
Lập kế hoạch và đề xuất danh mục thuốc, thiết bị y tế phù hợp với thực tế công việc; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.
...
Theo đó, trong công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, viên chức Hộ sinh hạng 3 có nhiệm vụ sau đây:
- Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;
- Chủ trì, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
- Lập kế hoạch theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí kịp thời, tiên lượng, báo cáo quá trình xử trí và những diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo các hộ sinh cấp thấp hơn xử trí diễn biến bất thường;
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra kỹ thuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;
- Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;
- Lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc ghi chép hồ sơ theo quy định;
- Lập kế hoạch và đề xuất danh mục thuốc, thiết bị y tế phù hợp với thực tế công việc; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.