Viên chức được điều động sang vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp thu hút không?
- Viên chức có bắt buộc phải chấp hành các quyết định điều động từ cấp trên hay không?
- Viên chức được điều động sang vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp thu hút không?
- Viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng mức lương thực nhận hay không?
Viên chức có bắt buộc phải chấp hành các quyết định điều động từ cấp trên hay không?
Căn cứ Điều 17 Luật Viên chức 2010 có quy định nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của mình như sau:
"Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Có thể thấy, một trong những nghĩa vụ của viên chức là phải chấp hành sự phân công, điều động trong công việc của người có thẩm quyền.
Đối với những trường không đủ giáo viên, cấp có thẩm quyền có thể cân đối, điều động giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ trên địa bàn.
Do đó, khi bạn nhận được quyết định điều động công tác sng vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì nếu quyết định này của người có thẩm quyền và vì mục đích công việc thì bạn vẫn phải chấp nhận đúng theo quy định.
Viên chức được điều động sang vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Viên chức được điều động sang vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp thu hút không? (Hình từ Internet)
Hiện tại chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ. Theo đó, đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP gồm:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
[...]”
Như vậy, nếu bạn được điều động đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì bạn có thể được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định của Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ.
Viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng mức lương thực nhận hay không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, phụ cấp thu hút được quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng)."
Như vậy, khi bạn là viên chức được điều động sang làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và được xét hưởng phụ cấp thu hút thì mức hưởng sẽ bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định), không phải bằng 100% mức lương thực nhận hiện tại.
Đồng thời, có thể được xét hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.