Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 1 cần đáp ứng các yêu cầu thế nào?
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 1 cần đáp ứng các yêu cầu thế nào?
Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Họa sĩ hạng I - Mã số: V.10.08.25
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 công trình, tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp, triển lãm về văn học, nghệ thuật toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Theo quy định yêu cầu đối với viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 1 như sau:
(1) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 2 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
(2) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 2 hoặc tương đương có ít nhất 02 công trình, tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp, triển lãm về văn học, nghệ thuật toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 1 là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 1 như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực mỹ thuật;
- Nắm vững kiến thức tổng hợp về các loại hình mỹ thuật; đặc trưng, đặc điểm của các môn nghệ thuật liên quan; các thành tựu khoa học kỹ thuật ở trong và ngoài nước liên quan đến nghiệp vụ mỹ thuật;
- Nắm vững các hình thức, phương pháp sáng tác và các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan;
- Khai thác, sử dụng thành thạo các chất liệu; có kinh nghiệm trong hoạt động sáng tác, thể hiện các công trình, tác phẩm;
- Có năng lực chỉ đạo và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn về mỹ thuật; có khả năng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sáng tạo về lĩnh vực mỹ thuật.
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng 1 cần đáp ứng các yêu cầu thế nào? (Hình từ Internet)
Họa sĩ hạng 1 có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Họa sĩ hạng I - Mã số: V.10.08.25
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổ chức sáng tác và chỉ đạo thực hiện các công trình, tác phẩm mỹ thuật có quy mô lớn, có độ phức tạp cao;
b) Phát huy khuynh hướng sáng tạo mỹ thuật mới; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu, đề xuất những vấn đề có liên quan đến quy trình sáng tạo nghệ thuật;
c) Chủ trì hoạt động nghiên cứu khoa học, phân tích các khuynh hướng sáng tác mỹ thuật trong và ngoài nước; chuẩn bị tư liệu, tài liệu phục vụ cho việc sáng tác, thực hiện các giải pháp tạo hình (phác thảo, hoàn thành phác thảo, thể hiện tác phẩm);
d) Theo dõi, đánh giá hiệu quả xã hội của công trình, tác phẩm sau khi đưa ra công chúng để rút kinh nghiệm, đề xuất xu hướng sáng tác các công trình, tác phẩm mới.
...
Như vậy, họa sĩ hạng 1 có nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì tổ chức sáng tác và chỉ đạo thực hiện các công trình, tác phẩm mỹ thuật có quy mô lớn, có độ phức tạp cao;
- Phát huy khuynh hướng sáng tạo mỹ thuật mới; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu, đề xuất những vấn đề có liên quan đến quy trình sáng tạo nghệ thuật;
- Chủ trì hoạt động nghiên cứu khoa học, phân tích các khuynh hướng sáng tác mỹ thuật trong và ngoài nước; chuẩn bị tư liệu, tài liệu phục vụ cho việc sáng tác, thực hiện các giải pháp tạo hình (phác thảo, hoàn thành phác thảo, thể hiện tác phẩm);
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả xã hội của công trình, tác phẩm sau khi đưa ra công chúng để rút kinh nghiệm, đề xuất xu hướng sáng tác các công trình, tác phẩm mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.