Viên chức có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Tôi được biết có quy định mới về xử lý kỷ luật đối với viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tôi có thắc mắc vấn đề sau: Trường hợp viên chức có hành vi sửa biên bản vi phạm hành chính làm sai lệch mức độ nghiêm trọng của hành vi, dẫn đến việc ra quyết định xử phạt hành chính không đúng với thực tế thì viên chức này sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? Trong trường hợp cán bộ sửa biên bản làm sai lệch quyết định xử phạt vi phạm hành chính có bị buộc thôi việc không? Mong nhận được giải đáp.

Khái niệm về viên chức

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Viên chức có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Viên chức có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Về hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP như sau:

- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, viên chức có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xem xét áp dụng xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

Đối với cán bộ sửa biên bản làm sai lệch quyết định xử phạt vi phạm hành chính có bị buộc thôi việc không?

Đối với vấn đề anh nêu, tại Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về cách chức như sau:

- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:

+ Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

+ Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

+ Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

+ Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

+ Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;

+ Không thực hiện kết luận kiểm tra;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:

+ Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;

+ Không thực hiện kết luận kiểm tra.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp cán bộ sửa biên bản làm sai lệch quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ áp dụng xử lý kỷ luật hình thức cách chức, không áp dụng xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,159 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào