Viên chức có được tham gia quản lý và điều hành hợp tác xã hay không? Liên hiệp hợp tác xã được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi hiện tại đang là viên chức, cho tôi hỏi rằng một viên chức như tôi được định nghĩa ra sao theo quy định pháp luật? Viên chức có được tham gia vào việc quản lý và điều hành hợp tác xã hay không? Xin cho tôi biết mô hình hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Viên chức là ai theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Hợp tác xã là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 quy định về hợp tác xã như sau:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

Như vậy bạn hiểu rằng hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể gồm nhiều người đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân rõ ràng và phải do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Ví dụ như là (hợp tác xã về trồng lúa, hợp tác xã về nuôi trồng thủy sản, hợp tác xã về trồng cây ăn trái…)

Thế nào là liên hiệp hợp tác xã?

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 quy định về liên hiệp hợp tác xã như sau:

“2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”

Như vậy bạn hiểu thêm rằng liên hiệp hợp tác xã là một là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng tương tự như hợp tác xã theo quy định bên trên tuy nhiên quy mô được mở rộng hơn rất nhiều.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Viên chức thì có thể tham gia vào việc quản lý và điều hành hợp tác xã hay không?

Căn cứ Điều 14 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:

“1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Như vậy bạn thấy rằng dựa vào phân tích ở trên về hợp tác xã phải là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Vì thế bạn thấy rằng nếu ở đây trong trường hợp bạn là viên chức thì chỉ có thể tham gia vào một hợp tác xã dưới tư cách là góp vốn thôi chứ không được tham gia vào điều hành và quản lý hợp tác xã này.

Cho nên khi bạn đang là viên chức công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thể tham gia vào việc quản lý và điều hành một hợp tác xã được. Ngoài ra ở khoản 3 Điều trên còn quy định rất rõ một số loại hình mà bạn khi là viên chức cũng không được tham gia quản lý, điều hành như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,226 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào