Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của ai? Viện có những tổ chức trực thuộc nào?
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của ai?
Người quản lý, chỉ đạo trực tiếp Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định tại Điều 1 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp có chức năng nghiên cứu chiến lược, chính sách về xây dựng, thi hành pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, góp phần thực hiện cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ; làm đầu mối thông tin khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (sau đây gọi là Viện) chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về khoa học của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Viện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Viện có tên giao dịch quốc tế là Institute for Legal Strategy and Science (viết tắt là ILSS).
Theo quy định trên, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về khoa học của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Hình từ Internet)
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác nghiên cứu khoa học pháp lý thông qua những nội dung nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác nghiên cứu khoa học pháp lý thông qua những nội dung sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, 05 năm và hàng năm của Bộ.
- Tổ chức tư vấn, xét chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở theo quy định; thực hiện việc ký hợp đồng triển khai các nhiệm vụ khoa học theo quy định pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
- Tổ chức thẩm định, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và các nhiệm vụ khoa học khác do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao hoặc yêu cầu.
- Thực hiện việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học có sử dụng một phần hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác của Bộ theo quy định pháp luật; xử lý và cập nhật thông tin về nhiệm vụ khoa học đang tiến hành; theo dõi việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học đã được phê duyệt.
- Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố kết quả nghiên cứu khoa học; đề nghị khen thưởng và xét tặng giải thưởng khoa học.
- Đề xuất với Bộ trưởng về định hướng khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ; thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Tham gia xây dựng, thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp dữ liệu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch, lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ; quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước; thẩm định nội dung, kinh phí các nhiệm vụ khoa học.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có những tổ chức trực thuộc nào?
Tổ chức trực thuộc Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
...
b) Các tổ chức trực thuộc Viện:
- Phòng Quản lý khoa học và Hành chính - Tổng hợp;
- Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế;
- Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Viện do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Viện do Viện trưởng quy định.
...
Như vậy, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có những tổ chức trực thuộc sau:
- Phòng Quản lý khoa học và Hành chính - Tổng hợp.
- Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành.
- Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp.
- Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - nhà nước.
- Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế.
- Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế.
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.