Viêm gan B là gì? Quan hệ tình dục có thể bị lây viêm gan B không? Thuốc điều trị viêm gan B đối với thể nặng là gì?

Viêm gan B là gì? Quan hệ tình dục có thể bị lây viêm gan B không? Thuốc điều trị viêm gan B đối với thể nặng bao gồm những gì? Hướng dẫn các xét nghiệm vi rút viêm gan B theo quy định mới nhất hiện nay?

Viêm gan B là gì? Quan hệ tình dục có thể bị lây viêm gan B không?

Căn cứ tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định về viêm gan B như sau:

Viêm gan B là bệnh do vi rút viêm gan B gây nên. Bệnh gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển. Theo thống kê, khoảng 5-10% các bệnh viêm gan mạn tính là do vi rút viêm gan B và 10-15% ung thư gan do viêm gan B. Ước tính 1/3 dân số thế giới nhiễn vi rút viêm gan B và khoảng 350 triệu người mang vi rút trong cơ thể.

Căn nguyên của viêm gan B là:

- Vi rút viêm gan B: Hepatitis B virus (HBV) có kích thước 42mµ gồm phần vỏ và lõi DNA. Vi rút vào cơ thể qua đường máu (truyền máu, tiêm chích...) hoặc đường sinh dục, thâm nhập vào các tế bào gan, nhân lên gây hủy hoại các tế bào gan.

- Vi rút viêm gan B có thể phân lập được từ máu, nước bọt, dịch âm đạo, tinh dịch ở những người mang vi rút. Do vậy sự nhiễm vi rút viêm gan B chủ yếu qua đường máu. Ngoài ra, vi rút viêm gan B có thể lây truyền qua đường tình dục.

Như vậy, quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B có thể bị lây viêm gan B.

Viêm gan B là gì? Quan hệ tình dục có thể bị lây viêm gan B không? Thuốc điều trị viêm gan B đối với thể nặng là gì?

Viêm gan B là gì? Quan hệ tình dục có thể bị lây viêm gan B không? Thuốc điều trị viêm gan B đối với thể nặng là gì? (hình từ Internet)

Thuốc điều trị viêm gan B đối với thể nặng là gì?

Căn cứ tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định về Điều trị viêm gan B cấp như sau:

4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Viêm gan B cấp
4.1.1. Điều trị đặc hiệu
Nói chung không có điều trị đặc hiệu (không dùng thuốc kháng vi rút). Trường hợp viêm gan nặng có thể dùng Tenoforvir hay Entercavier.
4.1.2. Điều trị hỗ trợ
4.1.2.1. Chế độ sinh hoạt và chăm sóc
- Nghỉ ngơi trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng.
- Ăn giàu đạm, đường, vitamin, giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán. Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua.
- Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan.
4.1.2.2. Thuốc điều trị đối với thể nặng
- Dịch đẳng trương: Glucose 5%, NaCl 0.9%
- Khi transaminase tăng cao: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Biphenyl Dimethyl Dicarboxylat, Silymarin, Phosphatidylcholin.
- Khi có tăng Bilirubin máu: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Chophytol, Ursodesoxycholic, Ademethionin,…
- Khi NH3 máu tăng: L ornithin-L aspartat, Lactulose, kháng sinh đường uống (neomycin)
- Điều trị rối loạn chức năng đông máu: Vitamin K1, Huyết tương tươi.
- Chống phù não: Manitol
- Thay huyết tương, lọc máu liên tục, lọc gan
- Đảm bảo hô hấp và tuần hoàn
4.1.2.3. Theo dõi sau khi ra viện:
Sau 6 tháng xét nghiệm lại HBsAg, antiHBs (viêm gan B).

Như vậy, đối với điều trị hỗ trợ viêm gan B cấp thì đối với thể nặng sẽ bao gồm:

- Dịch đẳng trương: Glucose 5%, NaCl 0.9%

- Khi transaminase tăng cao: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Biphenyl Dimethyl Dicarboxylat, Silymarin, Phosphatidylcholin.

- Khi có tăng Bilirubin máu: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Chophytol, Ursodesoxycholic, Ademethionin,…

- Khi NH3 máu tăng: L ornithin-L aspartat, Lactulose, kháng sinh đường uống (neomycin)

- Điều trị rối loạn chức năng đông máu: Vitamin K1, Huyết tương tươi.

- Chống phù não: Manitol

- Thay huyết tương, lọc máu liên tục, lọc gan

- Đảm bảo hô hấp và tuần hoàn

Hướng dẫn các xét nghiệm vi rút viêm gan B theo quy định mới nhất hiện nay?

Căn cứ tại tiểu mục 2 mục II Hướng dẫn xét nghiệm vi rút viêm gan B, C được ban hành kèm theo Quyết định 1868/QĐ-BYT năm 2020 quy định về các xét nghiệm vi rút viêm gan B như sau:

Xét nghiệm

Mục đích xét nghiệm

Kỹ thuật xét nghiệm

HBsAg

Xét nghiệm định tính để chẩn đoán

nhiễm HBV

- Xét nghiệm nhanh (RDTs)

- Miễn dịch đánh dấu

Xét nghiệm định lượng HBsAg để theo dõi điều trị

- Miễn dịch đánh dấu


anti-HBs

Xét nghiệm định tính xác định sự xuất hiện kháng thể trung hoà anti-HBs

- Test nhanh (RDTs)

- Miễn dịch đánh dấu

Xét nghiệm định lượng xác định mức kháng thể trung hoà anti-HBs, đánh giá được mức miễn dịch bảo vệ

Miễn dịch đánh dấu


anti-HBc total

Xác định phơi nhiễm HBV

- Test nhanh (RDTs)

- Miễn dịch đánh dấu

anti-HBc IgG

Xác định phơi nhiễm HBV

Miễn dịch đánh dấu

anti-HBc IgM

Xác định nhiễm HBV cấp

Miễn dịch đánh dấu

HBeAg

- Xác định khả năng lây truyền vi rút ở

người nhiễm HBV

- Xác định giai đoạn bệnh trong quản lý lâm sàng

- Test nhanh (RDTs)

- Miễn dịch đánh dấu

anti-HBe

- Xác định sự chuyển đảo huyết thanh HBeAg

- Xác định giai đoạn bệnh trong quản lý lâm sàng

- Test nhanh (RDTs)

- Miễn dịch đánh dấu

Định tính HBV DNA

Khẳng định có HBV lưu hành trong máu

Nucleic axit testing (NAT), định tính

Tải lượng HBV

Xác định mật độ HBV lưu hành trong máu

Nucleic axit testing (NAT), định lượng

Kiểu gien HBV

Xác định kiểu gien HBV, đột biến kháng thuốc

Giải trình tự, các kỹ thuật sinh học phân tử khác

Trong đó, mục đích xét nghiệm là:

- Phát hiện, chẩn đoán, theo dõi điều trị và phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B, C.

- Đảm bảo an toàn trong truyền máu, cấy ghép mô/tạng, thụ tinh nhân tạo.

- Giám sát dịch tễ nhiễm vi rút viêm gan B và C và nghiên cứu khoa học.

Xem thêm: Bị viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

32 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào