Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em thì có bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹ trẻ em không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em. Cho tôi hỏi việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹ trẻ em đúng không? Câu hỏi của anh N.T.H ở Lâm Đồng.

Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹ trẻ em đúng không?

Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
...
2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.
...

Dẫn chiếu Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu như sau:

Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Theo quy định trên, việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 17 nêu trên.

Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em

Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em (Hình từ Internet)

Trường hợp nào ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em?

Việc ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em được thực hiện trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
...
3. Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, xóa không thể khôi phục hoặc hủy dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp:
a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, việc ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em được thực hiện trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 20 nêu trên.

Trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em là gì?

Bên Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em có những trách nhiệm được quy định tại Điều 39 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân
1. Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
2. Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
3. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.
5. Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu.
6. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Như vậy, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em có những trách nhiệm được quy định tại Điều 39 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,267 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào